Bác sĩ 9X cắm bản hết lòng với bệnh nhân

Với bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy, sau hơn 1 năm công tác ở Cao Bằng, điều làm anh có động lực gắn bó với nơi này là sự yêu mến của bà con, sự chân thành của gia đình người bệnh đã giúp anh có thêm nghị lực dồn tâm huyết cứu chữa bệnh nhân.
Bác sĩ Dương Mạnh Huy khám cho bệnh nhân. Ảnh: T.H
Bác sĩ Dương Mạnh Huy khám cho bệnh nhân. Ảnh: T.H

Vượt qua rào cản ngôn ngữ

Vượt qua những cung đường núi quanh co, khúc khuỷu gần 300km, chúng tôi đến bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tới đây là được gặp bác sĩ trẻ 9X đầy nhiệt huyết Dương Mạnh Huy.

Đang trong giờ thăm khám bệnh nhân, bác sĩ Huy đi tới đâu đều được bệnh nhân chào đón. Thấy bác sĩ Huy nở nụ cười yêu mến, hỏi chuyện vui vẻ khi khám cho các bé sơ sinh; dường như sự gần gũi hiền lành của một bác sĩ trẻ đã làm cho bà con ở đây cảm thấy thân thuộc như người nhà.

Để có được tình cảm của bà con, công việc trôi chảy, ít ai biết bác sĩ Huy từng phải lo lắng đến mất ăn, mất ngủ.

Nhớ lại những ngày đầu mới đến bệnh viện công tác, bác sĩ Huy kể: "Trở ngại lớn nhất với tôi lúc đầu không phải là khó khăn vất vẩ trong chuyên môn mà chính là ngôn ngữ giao tiếp. Huyện Bảo Lạc có tới 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Rất nhiều người bệnh đến khám bệnh nhưng không biết nói tiếng phổ thông khiến tôi bối rối, nhiều trường hợp phải tìm người phiên dịch, từ đó tôi mới chẩn đoán được bệnh".

Tuy nhiên khoảng cách "bất đồng ngôn ngữ" ấy không làm khó được chàng trai 9X đầy tinh thần, trách nhiệm. Nhiều ca bệnh khó, nguy hiểm anh đều xử lý trót lọt.

Nhiều người biết đến bác sĩ Huy còn bởi anh được đào tạo là bác sĩ sản khoa nhưng do ở vùng cao thiếu bác sĩ, nên anh phải đảm nhận luôn cả ngoại khoa, nhi khoa, hồi sức nhi tích cực sau sinh, hội chẩn bệnh nhân cấp cứu, ngộ độc, xuất huyết tiêu hóa… Rất nhiều ca bệnh nặng do bác sĩ Huy trực tiếp tham gia cấp cứu đã thành công ngoài mong đợi.

“Tôi vẫn nhớ khoảng tháng 9/2018, một sản phụ mang thai 31 tuần mắc hội chứng HELLP (hội chứng tiền sản giật nặng) nhập viện, đây là một trong những trường hợp nặng nhất mà tôi từng cấp cứu. Lúc đó thai phụ đã trong tình trạng bị suy gan cấp, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu… Ở một bệnh viện tuyến huyện miền núi còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, tôi “toát cả mồ hôi” nghĩ cách cứu bệnh nhân vì chỉ chậm trễ là rất dễ dẫn đến tử vong. Sau cuộc hội chẩn khá căng thẳng, cuối cùng tôi cùng các bác sĩ quyết định đình chỉ thai nghén để ưu tiên cứu người mẹ trước và cứu thai nhi sau. Ca phẫu thuật mổ lấy thai đầy căng thẳng diễn ra và rất may mắn đã thành công, không chỉ cứu sống được thai phụ mà em bé nặng 1,1kg cũng chào đời hoàn toàn khỏe mạnh”, bác sĩ Huy vẫn còn hồi hộp kể lại.

Ở huyện miền núi đi lại khó khăn, việc thực hiện tại chỗ các ca cấp cứu nặng là vô cùng quan trọng, hạn chế việc người dân phải lên tuyến trên, đi lại vất vả. Chính vì suy nghĩ đó mà bác sĩ Huy luôn cố gắng vận dụng tất cả những kiến thức y khoa đã được học, cùng với tự học hỏi thêm các bác sĩ chuyên khoa tuyến trên để nâng cao tay nghề.

Bác sĩ Huy cũng chia sẻ, đối với các ca bệnh nhi, bệnh truyền nhiễm, việc chẩn đoán, điều trị rất khó. Trong những trường hợp như vậy, anh phải thường xuyên gọi điện trực tiếp cho các thầy ở Hà Nội, đồng thời xin ý kiến của các bác sĩ trong bệnh viện để xử trí tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Với một bác sĩ trẻ mới ra trường như Dương Mạnh Huy, được tham gia đỡ đẻ, mổ đẻ, tham gia hội chẩn nhiều ca bệnh nặng đã giúp anh trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều.

Trong hơn 1 năm làm việc tại bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy đã thực hiện hơn 300 ca mổ, đặc biệt là các ca mổ nội soi như: Ruột thừa, u xơ tử cung… cứu sống nhiều ca nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đặc biệt, anh còn tham gia triển khai thêm một số kỹ thuật mới tại bệnh viện như: Áp dụng siêu âm trong chẩn đoán, điều trị, làm thủ thuật sản phụ khoa… Nhờ vậy, mới chỉ một năm công tác nhưng bác sĩ Huy đã được bệnh viện đánh giá cao về chuyên môn, năng lực.

Ra chợ cũng được dân yêu quý

Không chỉ thế, với bà con ở Bảo Lạc bác sĩ Huy còn là một người thân tận tình, hết lòng vì bệnh nhân.

Với chàng sinh viên y khoa mới ra trường, những ngày đầu thích nghi với môi trường làm việc mới ở vùng cao không hề đơn giản. Nhưng cũng chính bởi vậy mà bác sĩ Huy luôn cố gắng để được người dân tin tưởng, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

“Mới về công tác được hơn 1 năm nhưng tôi cũng đã quen dần với cuộc sống và con người nơi đây. Hầu hết bà con vùng cao đều rất nghèo, lại thiếu hiểu biết nên rất cần mình phải tỉ mỉ hướng dẫn, dặn dò. Sau mỗi ca bệnh, chỉ cần nhìn thấy họ vui vẻ nói cảm ơn, như thế với tôi đã là đủ”, bác sĩ Huy chia sẻ.

“Vui nhất là những khi tôi đi chợ mua đồ. Nhiều người dân thậm chí không nhớ hoặc không biết tên tôi, họ chỉ quen gọi tôi với cái tên thân thuộc là “bác sĩ trẻ” là họ mời tới mua đồ và giảm giá rất nhiều”, bác sĩ Huy vui vẻ cho biết.

Những tình cảm yêu mến ấy không phải ai cũng dễ dàng có được. Nó xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc, của tấm lòng yêu thương bệnh nhân nghèo. Có lẽ vì thế mà bác sĩ 9X đang có thời kỳ đẹp nhất của tuổi trẻ là được gắn bó với vùng cao, tình nguyện ở lại nơi gian khó, từ bỏ mong muốn xin việc ở nơi phồn hoa đô thị để ở lại với bà con nơi biên giới.

Ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sản khoa, Đại học Y Hà Nội, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy tình nguyện nộp hồ sơ tham gia vào Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyên về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” (Dự án 585). Tiếp tục được đào tạo thêm 2 năm về nghiệp vụ; từ tháng 1/2018, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy chính thức được phân công về làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc, một huyện biên giới khó khăn của tỉnh Cao Bằng.

Theo Báo Tin tức
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.