Theo một thông cáo báo chí từ Beaussant Lefèvre, nhà đấu giá có trụ sở tại Paris, hơn 2.000 học giả đã biên soạn cuốn bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển từ năm 1404 đến 1408, đây là bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới, bao gồm 22.877 chương.
Năm 1562, Hoàng đế Gia Tĩnh (Minh Thế Tông), đã ra lệnh sao lại hai bản của bộ bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển, tuy nhiên bản gốc đã bị thất lạc sau nhiều năm chiến loạn.
Mặc dù hai tập được bán chỉ là bản sao, nhưng chúng cực kỳ quý hiếm, bởi trên thế giới chỉ còn khoảng 200 bản hoặc 4% của bách khoa toàn thư gốc còn tồn tại, theo Beaussant Lefèvre.
Những cuốn sách có kích thước 20 inch x 12 inch được viết bằng mực đỏ và đen trên giấy. Dù các kỹ thuật in đã được phát triển vào thời điểm đó, tuy nhiên cuốn bách khoa toàn thư được viết hoàn toànbằng tay do độ dài của nó. |
Một tập nói về các hồ của Trung Quốc và phần còn lại thông tin cho độc giả về các nghi thức tang lễ. Một người mua giấu tên đã trả giả 8.128 triệu euro (9 triệu USD) cho hai cuốn này, dù giá bán chỉ ước tính khoảng 5.000 - 8.000 euro.
Thư viện Anh có 24 tập thuộc bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển, tương đương 49 chương.
Hoàng đế Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ), người chủ trì biên soạn cuốn bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển, được mệnh danh là nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất triều Minh và là một trong số các Hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc thời phong kiến.
Năm 1412, ông đã ra lệnh xây dựng Tháp sứ nổi tiếng ở Nam Kinh. Tòa tháp mất 17 năm để hoàn thành và được biết đến như một trong bảy kỳ quan của thế giới thời trung cổ.
Công trình được xây dựng bằng gạch sứ tráng men, trắng và cao hơn 76 m trên nền hình bát giác, nhưng tòa tháp đã bị phá hủy vào thế kỷ 19 khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra.