Bài 2: Dự án sân bay Quốc tế Long Thành – 8 địa phương sống trong bụi mù

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong thời gian gần đây, qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và khảo sát thực tế, ghi nhận trình trạng bụi đỏ đã phát tán trên diện rộng và rất xa.
Bên trong công trường Dự án sân bay Quốc tế Long Thành.
Bên trong công trường Dự án sân bay Quốc tế Long Thành.

Ô nhiễm bụi vượt quy chuẩn từ 1,02 – 18,32 lần

Như đã phản ánh, bụi mịn từ công trường Dự án sân bay Quốc tế Long Thành đã gây cho người dân nơi đây một nỗi kinh hoàng. Nhiều lần kiểm tra, nhiều Đoàn kiểm tra về đến địa phương nơi người dân bị ảnh hưởng môi trường do thi công dự án đều ghi nhận và kết luận có xảy ra sự việc nhưng vẫn không thể giải quyết được triệt để. Hơn 2 năm khởi công xây dựng dự án, tương đương với khoảng thời gian người dân dần sống chung với bẩn bụi.

Gần đây nhất, ngày 13/02/2023, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành đã có báo cáo số 73/BC-TNMT về tình trạng bụi đỏ phát sinh từ quá trình thi công Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Theo đó, dự án “Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1” do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2144/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2019.

Tại nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án trên, Chủ đầu tư đề xuất các biện pháp giảm thiểu bụi từ hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công đào, đắp xây dựng công trình như: xây dựng rào chắn khu vực thi công; che phủ, làm ẩm khu vực lưu chứa vật liệu, bãi thải tạm; phương tiện vận chuyển chạy vào ban đêm (nhưng phải kết thúc trước 22h đêm), hạn chế di chuyển nhiều lần qua khu vực dân cư, che phủ bạt kín thùng xe; các phương tiện vận chuyển phải được đăng kiểm, hạn chế tốc độ vận chuyển, rửa sạch bánh xe và thân xe trước khi ra khỏi công trường.

Bài 2: Dự án sân bay Quốc tế Long Thành – 8 địa phương sống trong bụi mù ảnh 1

Các hộ dân sinh sống cạnh công trường Dự án sân bay Quốc tế Long Thành.

Thông qua kết quả thực hiện quan trắc môi trường không khí định kỳ khu vực xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện ô nhiễm bụi khu vực này vượt quy chuẩn quy định từ 1,02 – 18,32 lần (tập trung vào thời điểm tháng 4/2022 đến tháng 10/2022).

Ngay sau đó, ngày 08/12/2022, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chủ trì, phối hợp Công an huyện, Phòng Quản lý đô thị, UBND xã Lộc An, UBND xã Bình Sơn và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (Công ty ACV) khảo sát thực tế tại một số khu vực trên địa bàn xã Lộc An, Bình Sơn ghi nhận có tình trạng bụi đỏ bám trên mái nhà của các hộ dân.

Kiểm tra thực tế tại công trường, Đoàn kiểm tra ghi nhận đơn vị thi công có bố trí một số phương tiện phục vụ hoạt động tưới nước. Nguyên nhân phát sinh bụi chủ yếu do hoạt động đào đất, vận chuyển đất từ vị trí đào đến vị trí tập kết thông qua các tuyến đường nội bộ.

Bụi đỏ đã phát tán trên diện rộng

Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra đã đề nghị Công ty ACV phải có giải pháp khắc phục ngay để đảm bảo đời sống sinh hoạt người dân. Thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà thầu thi công, bảo đảm tần suất tưới nước làm ẩm đường, hạn chế tối đa việc phát sinh bụi, mở sổ theo dõi, lịch trình hoạt động của các phương tiện tưới nước.

Bài 2: Dự án sân bay Quốc tế Long Thành – 8 địa phương sống trong bụi mù ảnh 2

Một góc Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Tiếp tục tăng tần suất tưới nước và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tối đa bụi phát tán ra khu vực xung quanh. Cung cấp lịch trình hoạt động của các phương tiện tưới nước và hình ảnh hoạt động tưới nước gửi đến UBND xã Bình Sơn để theo dõi. Đồng thời, đề nghị UBND xã Bình Sơn tham gia nhóm Zalo của Công ty để theo dõi lịch trình hoạt động của các phương tiện tưới nước, tiếp tục ghi nhận ý kiến phản ánh của người dân và báo cáo đến UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường về tình trạng phát sinh bụi.

Trong thời gian gần đây, qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và khảo sát thực tế, ghi nhận tình trạng bụi đỏ đã phát tán trên diện rộng đến địa bàn các xã: Lộc An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Tân Hiệp, Long Phước. Long An, thị trấn Long Thành, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân xung quanh khu vực. Hiện tại là cao điểm giữa mùa khô, thời tiết nắng ráo tạo điều kiện cho bụi đỏ phát tán rất xa.

Bài 2: Dự án sân bay Quốc tế Long Thành – 8 địa phương sống trong bụi mù ảnh 3

Cảnh dân cư thưa thớt tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Kết quả quan trắc không khí xung quanh của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng ghi nhận tình trạng bụi các vị trí xung quanh Khu vực thi công Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đã vượt chuẩn rất nhiều lần.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành đã kiến nghị UBND huyện có văn bản báo cáo UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tổ chức kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công thực hiện ngay các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu bụi phát sinh, hạn chế tối đa phát tán bụi đỏ ra khu vực xung quanh.

Qua đó, nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực thi công Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, hạn chế gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, tránh nguy cơ khiếu nại đông người.

Bài 2: Dự án sân bay Quốc tế Long Thành – 8 địa phương sống trong bụi mù ảnh 4

Dự án sân bay Quốc tế Long Thành vẫn còn dở dang.

Ngày 03/3/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định 460/QĐ-BTNMT về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (chủ đầu tư Dự án “Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1”).

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập Đoàn kiểm tra gồm 8 thành viên để thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu môi trường. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của dự án đầu tư theo yêu cầu của quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Thời hạn kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra, không bao gồm thời gian phân tích mẫu môi trường.

TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.