Ban hành hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học 14 môn bậc trung học

Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ mới ký ban hành là hướng dẫn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 của 14 môn học ở THCS và THPT.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể các môn học gồm: Công nghệ, Địa lý, Giáo dục công dân, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiến Trung, Tin học, Toán và Vật lý.

Công văn ghi rõ: Tiếp tục thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH ngày 1/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học kèm theo Công văn này để dạy và học phù hợp với thời gian còn lại của năm học 2019-2020.

Đối với các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, cơ sở giáo dục trung học căn cứ vào nội dung Công văn này để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp theo đặc thù môn học.

Đối với các môn học Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, cơ sở giáo dục trung học chủ động điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục.

Ban hành hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học 14 môn bậc trung học ảnh 1

Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH và các nội dung “Không dạy”, “Không làm”, “Không thực hiện”, “Khuyến khích học sinh tự học (tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện)” theo hướng dẫn tại Công văn này.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn tại Công văn này, đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có góp ý thêm hoặc có vướng mắc, đề nghị Sở GD&ĐT báo cáo về Bộ GD&ĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) bằng văn bản và qua email để kịp thời giải quyết.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, nguyên tắc tinh giản là bảo đảm kiến thức cơ bản, nền tảng theo chương trình để bảo đảm học sinh đủ năng lực học tiếp ở các lớp học sau.

Đồng thời, không dạy, không làm, không thực hiện hoặc khuyến khích học sinh tự học, tự đọc, tự thực hiện những nội dung thực hành, thí nghiệm (nếu là những nội dung dùng dụng cụ thông thường, đơn giản); những bài tập mang tính luyện tập, nâng cao mà kĩ năng đã có thể hình thành qua các bài tập khác trong cùng chủ đề, bài học; một số nội dung mang tính mở rộng, vận dụng thực tiễn có thể được tích hợp trong các bài học khác trong chương trình.

Theo GD&TĐ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.