Băng cháy - Nguồn năng lượng đủ dùng cho nghìn năm, nước nào cũng thèm muốn

Ẩn sâu dưới lòng đại dương có một nguồn năng lượng dồi dào và chưa được khai phá. Đó là băng cháy. Dù rất khó khai thác nhưng băng cháy được dự báo sẽ là tương lai của năng lượng thế giới với trữ lượng khổng lồ, đủ dùng cho hàng nghìn năm nữa.
Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ của thế giới. Ảnh: USGS
Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ của thế giới. Ảnh: USGS

Nguồn năng lượng khổng lồ

Băng cháy là những lớp băng có chứa khí mê-tan bị vùi sâu dưới lòng đại dương. Ở một số vị trí, trầm tích bao phủ các lớp băng và mê tan này bị ăn mòn, để lại khối trăng trắng trông như những mỏm băng trồi lên từ lòng đại dương.

Khi chặt một miếng ra, nó trông không khác gì băng bình thường, chỉ hơi khác ở chỗ là có cảm giác xèo xèo khi đặt trong lòng bàn tay. Hãy bật một que diêm và đặt lên mảnh băng này, nó không chỉ tan chảy mà còn bốc cháy. Khi hạ áp suất hoặc tăng nhiệt độ, băng cháy phân rã thành nước và rất nhiều khí mê-tan.

Trữ lượng băng cháy trên thế giới rất nhiều. Năng lượng trong băng cháy nhiều hơn tổng năng lượng của dầu, than và khí đốt toàn thế giới cộng lại. Mỗi mét khối băng cháy giải phóng 160 mét khối khí đốt. Nhờ đó, băng cháy là loại nhiên liệu cung cấp rất nhiều năng lượng.

Mỹ đã khởi động một chương trình phát triển và nghiên cứu quốc gia từ năm 1982 và tới năm 1995, nước này đã đánh giá xong trữ lượng băng cháy. Từ đó, Mỹ đã thực hiện các dự án thí điểm ở khu vực Blake Ridge ngoài khơi Nam Carolina, trên lãnh nguyên North Slope ở Alaska hay ngoài khơi Vịnh Mexico với 5 dự án vẫn đang hoạt động.

Mỹ cũng phối hợp chặt chẽ với Canada và Nhật Bản và đã có một số thử nghiệm sản xuất băng cháy thành công từ năm 1998, gần đây nhất là ở Alaska năm 2012 và nổi bật là ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi miền trung Nhật Bản hồi tháng 3/2017. Đây là lần đầu tiên thế giới thành công trong tách khí đốt tự nhiên ngoài khơi từ băng cháy.

Trong số những nước đang tích cực nghiên cứu băng cháy, Nhật Bản là nước có động lực lớn nhất. Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên và là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Ông Laszlo Varro thuộc Cơ quan Năng lượng Thế giới nhận xét: “Băng cháy hoàn hảo với Nhật Bản và có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi”.

Khó khăn trong khai thác

Băng cháy không khó tìm. Các tàu nghiên cứu có thể phát hiện thấy dấu vết đặc trưng của băng cháy dưới lòng đại dương. Vấn đề khó ở đây là lấy được băng cháy và đưa nó lên mặt nước. Ông Carolyn Ruppel, Giám đốc Dự án Băng cháy thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nói: “Có một điều rõ ràng là chúng ta sẽ không bao giờ xuống biển và đào những lớp giống như băng này”.

Băng cháy - Nguồn năng lượng đủ dùng cho nghìn năm, nước nào cũng thèm muốn ảnh 1

Lửa bốc lên từ khí thoát ra từ băng cháy được khai thác tại lỗ khoan ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi Nhật Bản. Ảnh: FT

Tất cả liên quan tới đặc tính vật lý. Băng cháy quá nhạy cảm với áp suất và nhiệt độ nên ta không thể chỉ đào và đưa lên mặt đất. Băng cháy thường hình thành ở độ sâu vài trăm mét bên dưới đáy biển.

Tại đây, áp suất cao hơn rất nhiều so với bề mặt và nhiệt độ gần mức 0 độ C. Khi đưa băng cháy ra khỏi điều kiện này, chúng bắt đầu tan rã trước khi ta có thể sử dụng khí mê-tan. Tuy nhiên, cũng có một số cách để khai thác mà một cách theo ông Ruppel đó là để băng cháy giải phóng khí mê tan ngay trong lòng biển, sau đó ta hút các khí thoát ra này.

Một chương trình nghiên cứu với nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách thực hiện phương pháp trên. Sau một vài năm nghiên cứu sơ bộ để tìm hiểu các địa điểm có thể có băng cháy, chương trình đã thực hiện nhiệm vụ đầu tiên năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã tìm cách sản xuất được khí đốt từ trữ lượng băng cháy bằng cách khoan một lỗ xuống lòng biển ở bồn trũng Nam Hải. Thông qua hạ áp suất trên băng cháy, nhóm nghiên cứu có thể giải phóng và thu khí đốt. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong sáu ngày, sau đó cát đã lấp đầy và chặn miệng lỗ khoan.

Cuộc thử nghiệm thứ hai trong năm 2017 cũng được thực hiện ở bồn trũng Nam Hải. Lần này, các nghà nghiên cứu đã sử dụng hai giếng thử nghiệm. Giếng thứ nhất gặp vấn đề tương tự như lần đầu và bị cát vùi lấp sau vài ngày. Tuy nhiên, giếng thứ hai hoạt động tốt trong 24 ngày mà không gặp vấn đề kỹ thuật nào. Mặc dù các cuộc thử nghiệm được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng cho thấy hy vọng lớn.

Theo BBC, có một số rắc rối khi khai thác băng cháy. Thứ nhất, nhiều khí mê-tan sẽ đột ngột thoát ra khỏi băng cháy vào đại dương, có thể thêm một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Thứ hai, băng cháy giải phóng nhiều nước và nhiều mê-tan do nó không ổn định, sẽ đưa nhiều nước vào lớp trầm tích dưới lòng đại dương. Quá nhiều nước có thể gây biến đổi địa chất. Một số nhà môi trường học còn sợ nó có thể gây sóng thần.

Trong lúc các nước đánh giá thêm về vấn đề an toàn trong khai thác, nguồn năng lượng khổng lồ khiến nhiều nước thèm muốn này vẫn “ngủ yên”, ít nhất trong giai đoạn 2030 - 2050.

Theo Báo Tin tức
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
(Ngày Nay) -  Ngày 28/10, các nhà khoa học liên kết với Trung tâm quốc tế về sinh thái và sinh lý học côn trùng (ICIPE), có trụ sở tại Nairobi (Kenya), thông báo sâu bột chính là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp
(Ngày Nay) - Chiều 28/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.