Để giải quyết vấn đề này, UNESCO và Diễn đàn Trường học Toàn cầu (GSF) đã hợp tác thực hiện một dự án nghiên cứu tại 5 quốc gia: Colombia, Nepal, Nigeria, Pakistan và Uganda. Dự án thu thập ý kiến của quan chức chính phủ và cán bộ giáo dục phi chính phủ nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống quản lý hiện tại, đề xuất giải pháp cho tương lai.
Báo cáo nhấn mạnh trách nhiệm chính của mỗi quốc gia trong việc giám sát hệ thống giáo dục, bao gồm phân bổ ngân sách và xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về năng lực và nguồn lực giữa các nước, dẫn đến hiệu quả quản lý khác nhau.
Chất lượng giáo dục cần đảm bảo nguyên tắc nhân quyền, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả học sinh. Báo cáo cũng chỉ ra các quy định hiện hành thường tập trung vào thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng, cần được mở rộng để bao hàm đánh giá chất lượng giáo dục, hỗ trợ giáo viên.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa đa nguyên trong giáo dục được đề cao, khuyến khích cân bằng giữa quy định và tự chủ để bảo vệ quyền tự do học tập. Xây dựng quy định cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ, phụ huynh và học sinh.
Trong bối cảnh giáo dục đang thay đổi nhanh chóng, việc quản lý hiệu quả các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò then chốt. Báo cáo của UNESCO cung cấp hiểu biết về hệ thống quản lý hiện tại và đề xuất định hướng cho tương lai, góp phần xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, công bằng, nơi tất cả trẻ em đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng.