Bảo đảm an toàn cho trẻ em khi trở lại trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh COVID-19 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã ban hành những kịch bản, lộ trình, các phương án, tổ chức diễn tập, chuẩn bị các điều kiện... quyết tâm đưa học sinh trở lại trường học.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em khi trở lại trường

Khẳng định tiếp tục nhất quán trong việc chỉ đạo đưa học sinh quay trở lại trường học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh đây là xu hướng tất yếu, không thể khác được.

Về câu hỏi đảm bảo an toàn của trẻ em quay lại trường học, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên cho biết, qua làm việc, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, thời điểm nay đưa ra quan điểm coi dịch COVID-19 như cúm mùa là quá sớm; dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt trong năm 2022 và có nguy cơ xuất hiện biến chủng mới.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường, Bộ Y tế đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành các văn bản về hướng dẫn công tác phòng, chống dịch trong trường học.

“Cơ bản nhất hiện nay là các địa phương tổ chức thực hiện như thế nào? Bộ Y tế và Bộ Giáo dục không có văn bản nào cấm đưa học sinh đến trường mà chỉ có hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch khi đến trường; căn cứ cấp dịch để dạy trực tuyến hay trực tiếp phù hợp từng địa bàn của tỉnh. Sau khi xuất hiện các ca mắc trong trường học, các địa phương tự ra văn bản quyết định dừng học trực tiếp tại trường”, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 24/2 đến 16h ngày 25/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 78.795 ca mắc mới, trong đó 21 ca nhập cảnh; 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng). Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.120.301 ca mắc, trong đó có 2.355.619 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 3.235 bệnh nhân nặng đang điều trị; 39.962 ca tử vong.

Tính đến ngày 24/2 đã có 192.865.977 liều vaccine được tiêm. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.110.836 liều: mũi 1 là 70.849.206 liều; mũi 2 là 67.187.585 liều; mũi 3 là 1.441.597 liều; mũi bổ sung là 13.628.967 liều; mũi nhắc lại là 23.003.481 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.755.141 liều: mũi 1 là 8.620.184 liều; mũi 2 là 8.134.957 liều.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).