Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 4: Những dở dang chưa hồi kết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây kéo dài cho đến tận ngày hôm nay và vẫn chưa có hồi kết. Công trình vẫn cứ “chậm rãi”… trong tiến trình “bò” về đích để chờ đến ngày hoàn thành.
Đời sống sống người dân hai bên cầu vượt Dầu Giây gặp nhiều khó khăn do thi công dự án.
Đời sống sống người dân hai bên cầu vượt Dầu Giây gặp nhiều khó khăn do thi công dự án.

Những cây cầu mọc lên, những dự án đang được xây dựng vì sự phát triển chung của đất nước luôn mang dấu ấn của việc giải tỏa, đền bù. Đằng sau đó, người dân chịu mất mát, thiệt thòi nhưng không thể bù đắp được bằng những khoản đền bù đã được ban phát. Hơn hết, cuộc sống người dân xung quanh các công trình vì lợi ích chung của xã hội bị đảo lộn bởi sự tắc trách của các đơn vị liên quan.

Trước ngày Cầu vượt Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) được thông xe “tạm”, Phóng viên Ngày Nay đã có dịp ghi nhận tâm tư của người dân nơi đây. Niềm vui xen lẫn nuối tiếc của bà con về một quá khứ “ăn nên, làm ra” trước khi triển khai dự án. Dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất thu nhập do sự cản trở của công trình Cầu vượt Dầu Giây, nhưng người dân luôn mong chờ cây cầu sớm hoàn thành và được đưa vào sử dụng.

Mỏi mòn ngóng trông

Anh Nguyễn Văn Đạt – quản lý quán trà sữa Cherry trên Quốc Lộ 1A (thuộc ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết, Cầu vượt Dầu Giây khởi công được 5 năm thì 4 năm tình hình kinh doanh giảm hẳn. Dự án khởi công, cây cầu được triển khai thi công một phần dài khoảng 100 mét theo hướng từ ngã tư Dầu Giây về TP.Phan Thiết trên tổng số chiều dài toàn cây cầu vượt là 200 mét. Năm đầu thực hiện dự án, quán trà sữa vẫn còn lượt khách đông đúc do chưa bị giải tỏa mặt bằng.

Đến năm thứ hai, dự án bắt đầu rục rịch để thi công đoạn còn lại khoảng 100 mét từ ngã tư Dầu Giây hướng về TP.HCM. Thế nhưng, cuối năm 2017, người dân lại thấy công trình đang thi công rồi dừng hẳn. Các hộ dân sinh sống 2 bên đường thực hiện việc giải tỏa để kịp tiến độ thi công của dự án.

Quán trà sữa Cherry trả lại phần hành lang an toàn đường bộ và sâu thêm vào 4 mét trên phần đất của gia đình đang sử dụng. Quán bị đưa ra sát mặt đường, khách của quán không dám ngồi tại chỗ để thưởng thức trà sữa mà chỉ mua mang về.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 4: Những dở dang chưa hồi kết ảnh 1

Nhiều phương tiện "kèn cựa" nhau bên hông cầu vượt trước ngày thông xe tạm.

Tính từ thời điểm đó đến nay đã 4 năm, quán trà sữa Cherry không còn đông khách như trước. Năm đầu khi quán mới khai trương, doanh thu phải lên đến 10 triệu đồng/ngày. Anh Đạt nhớ, quán đông đến nỗi, chủ quán phải thuê thêm căn nhà cao tầng cạnh bên để phục vụ cho khách đến uống tại chỗ.

Từ ngày khai trương quán đến nay đã tròn 7 năm. Cầu vượt Dầu Giây được khởi công sau khi cầu khởi công được 2 năm thì quán vắng khách rõ rệt. Nguyên nhân là khách không dám ghé quán do các phương tiện lưu thông sát mé đường và chạy với tốc độ cao. Doanh thu chỉ dao động 1 – 2 triệu đồng/ngày.

Anh Đạt nói, chỉ mong cầu vượt sớm hoàn thành để có thể đầu tư, sửa chữa lại quán nhằm phục vụ cho việc kinh doanh. Do mặt bằng không phải thuê mướn nên chủ quán bán cầm cự trong suốt thời gian qua. Cùng dãy phố, có tất cả 5 quán cùng bán trà sữa thì có đến 4 quán đã đóng cửa và dẹp tiệm.

Người dân ở đây không thể biết khi nào Cầu vượt Dầu Giây hoàn thành để bà con có thể ổn định cuộc sống. Anh Đạt chỉ biết, cầu được xây từ khi là sinh viên năm nhất ngành Dược của trường Đại học Công nghệ Miền Đông và cho đến nay, đã là sinh viên năm cuối nhưng cây cầu vẫn chưa hoàn thành.

Tốc độ thi công cầu như “rùa bò” khiến người dân vô cùng bức xúc. Nhiều lần người dân phản ánh với các đơn vị liên quan, với Đại biểu quốc hội nhưng vẫn chưa thấy đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai phạm tại công trình.

“Chỉ một phần cầu vượt còn lại, phải mất 3 năm để thi công rồi đưa vào sử dụng. Ngày 8/3 vừa qua, Cầu vượt Dầu Giây chỉ mới “thông cầu tạm” chứ chưa chính thức hoàn thành. Liệu rằng, đó có phải là sự tắc trách hay không?”, anh Đạt thắc mắc.

Ngồi trầm ngâm nhìn cây cầu vượt, anh Đạt nhận định, thời điểm kinh hoàng nhất của người dân sống hai bên đường là lúc 17h mỗi ngày. Lúc này, công nhân ở khu công nghiệp ra về khiến ngã tư trở nên ùn tắc. Vào ngày Lễ - Tết, nhiều phương tiện đổ về các tỉnh, chỉ cần một chiếc xe bị hư hỏng là khiến việc ùn tắc kéo dài cả hàng chục ki-lô-mét.

Anh Đạt cho rằng, từ ngã tư Dầu Giây có đường đi tắt vào sân bay Long Thành, hứa hẹn Cầu vượt Dầu Giây lại sẽ là “điểm ngẽn” giao thông trong tương lai. Từ sau Tết, trong Khu công nghiệp Dầu Giây đã có nhiều công ty, nhà xưởng hoạt động với số lượng công nhân ước tính lên đến hàng ngàn.

Cuộc sống còn long đong

Chị Đoàn Thị Thanh Châu (ngụ ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) kinh doanh xe bánh mì, thuốc lá ven đường cứ thấp thỏm với thân phận của cây Cầu Rùa. Cầu Rùa là cái tên do người dân sinh sống ở khu vực này đặt cho Cầu vượt Dầu Giây bởi vì thi công quá chậm chạp. Thời gian thi công cầu dự kiến 1 năm nhưng kéo dài đến tận 5 năm vẫn chưa thể hoàn thành.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 4: Những dở dang chưa hồi kết ảnh 2

Nhiều cửa hàng, quán xá đã đóng cửa, nghỉ bán do công trình Cầu vượt Dầu Giây đang thi công.

Xe hàng của chị Châu phụ chồng nuôi 4 miệng ăn trong gia đình. Những ngày “đắt hàng”, chị Châu thu về được 100 – 150 ngàn đồng. Nhiều năm làm công nhân ở công ty, chị Châu quyết định về nhà kinh doanh để tiện chăm sóc con và phụ chồng lo từng cân gạo cho gia đình. Lúc này, Cầu vượt Dầu Giây chưa khởi công nên có phần sung túc.

Đến khi cây cầu hoàn thành được một nửa bên kia và chuẩn bị thi công phần còn lại, doanh thu giảm hẳn khiến cuộc sống gia đình trở nên bấp bênh. Do khi làm cầu, phần đường lưu thông của các phương tiện bị thu hẹp, nhiều xe chạy trên đường nhưng không thể ghé mua hàng. Xe trước chạy bị xe sau hối thúc để tránh ùn tắc giao thông. Khách vãng lai muốn tấp vào mua hàng cũng không thể được.

Chị Châu mong cầu được thông xe sớm để các phương tiện lưu thông bên dưới cầu trống, tiện cho việc kinh doanh hơn. Sinh sống hàng chục năm ở đây, chị chứng kiến quê hương đổi thay từng ngày. Thời gian “trải nghiệm” 5 năm trong cảnh ì ạch của dự án dài đằng đẳng như gấp nhiều lần những gì quảng đời của chị Châu trừng trải qua.

Nghe tin Cầu vượt Dầu Giây chuẩn bị thông xe, người dân ấp Trần Cao Vân thắp lên niềm vui. Nhiều lần “nghe tin”, người dân lại hân hoan trong niềm vui rồi lại… vụt tắt. Đoàn xe vẫn cứ ùn ùn đi ngang qua ngã tư Dầu Giây ở bên dưới Cầu Rùa.

Chiều hôm trước thông cầu tạm, chị Châu nhìn về phía Cầu vượt Dầu Giây rồi nói: “Hy vọng là thế, thấy sáng sủa quá trời. Xong rồi đó, mừng quá trời, mừng rồi đó. Xe lên cầu đi bớt, giảm lượng xe bên dưới nhiều lắm”.

Bà Hồng, bán quán nước giải khát cách xe bánh mì của chị Châu chỉ vài bước chân cũng trong tình cảnh tương tự. Bà nhớ lại thời điểm quyết định sinh sống ở vùng đất Dầu Giây để lập nghiệp là từ năm 1995. Bà mở bán quán nước giải khát phục vụ cho người dân hai bên đường và cho khách thập phương. Bà Hồng không quên được con đường Quốc lộ 1A khá rộng, các phương tiện đi lại dễ dàng.

Khi xe lưu thông qua khu vực Dầu Giây hay người dân đứng ở đoạn đường này để đón xe đi các tỉnh cũng như về TP.HCM, mỗi ngày, bà Hồng dễ dàng dễ dàng bán hơn 100 chai nước các loại, thu nhập ổn định. Còn bây giờ, con đường trong tình cảnh kẹt xe liên tục, người dân ghé lại mua nước là xe sau bấm còi inh ỏi nên không ai dám dừng. Có hôm, bà Hồng chỉ bán chừng 4-5 chai nước và cao lắm khoảng chục chai. Nhiều ngày không bán được chai nước nào là chuyện bình thường.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 4: Những dở dang chưa hồi kết ảnh 3

Diện tích kinh doanh của các cửa hàng bị thu hẹp, người không dám tấp vào bên đường để mua hàng hóa.

Theo nhẩm tính của chúng tôi, có đến vài trăm hộ kinh doanh dọc theo Cầu vượt Dầu Giây. Ngần ấy thời gian bị ảnh hưởng, cuộc sống người dân bị đảo lộn do mất thu nhập. Chưa kể, 19 người bị thiệt mạng một phần do sự “tắc trách” kéo dài của các bên liên quan trong việc triển khai dự án Cầu vượt Dầu Giây. Mỗi một phận người mất đi như một gánh nặng đè lên phía sau cho cả một gia đình.

Sự “tắc trách” ấy kéo dài cho đến tận ngày hôm nay và vẫn chưa có hồi kết. Cầu vượt Dầu Giây vẫn cứ “chậm rãi”… trong tiến trình “bò” về đích để chờ đến ngày hoàn thành. Vậy, các bên liên quan đang mong muốn điều gì sau những oán than của người dân và trong những giọt nước mắt của các gia đình có nạn nhân tử nạn dưới chân cầu vượt?

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 5: Ai lên tiếng xin lỗi và đã xử phạt ai chưa?

TIN LIÊN QUAN
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.