Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 5: Ai lên tiếng xin lỗi và đã xử phạt ai chưa?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự tắc trách trong quá trình thi công Cầu vượt Dầu Giây không những khiến hàng chục người thiệt mạng mà còn làm các doanh nghiệp mất lòng tin vào cách điều hành của nhà nước.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến nam sinh 12 tuổi tử vong. Ảnh: Xuân Thời.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến nam sinh 12 tuổi tử vong. Ảnh: Xuân Thời.

Có thể yêu cầu khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ

Luật sư Đào Kim Lân, Đoàn luật sư TP.HCM phân tích liên quan đến công trình Cầu vượt Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) chậm tiến độ. Thứ nhất, dự án đã chậm tiến độ hơn 5 năm, lẽ ra các cơ quan chức năng phải đôn đốc, nhắc nhở, thậm chí xử phạt hoặc thay đơn vị thi công; hoặc nhà đầu tư để công trình sớm hoàn thành đưa vào phục vụ.

Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian thi công mà không có bất cứ động thái nào của các cơ quan chủ quản dẫn đến thiệt hại ngân sách nhà nước, lãng phí nhân lực, vật lực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của cư dân địa phương.

Ngày 04/12/2021, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nêu vấn đề, từ khi khởi công đến nay việc thi công nút giao thông Dầu Giây gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông chết người, tại sao không xử lý trách nhiệm hình sự các đơn vị liên quan?

Việc triển khai một công trình mất an toàn cho xã hội như vậy là không thể chấp nhận được. Hành vi vô tình, thiếu trách nhiệm gây chết người phải xử lý, không thể nói thiếu trách nhiệm để chết người là xong chuyện được.

Thứ hai là, trong khi công trình chưa hoàn tất, chưa đảm bảo an toàn giao thông thì nhà đầu tư, đơn vị thi công phải có phương an phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành rào chắn, phân luồng và cảnh báo các phương tiện lưu thông. Thậm chí, có thể hạn chế hoặc phong tỏa để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Ít nhất, nhà đầu tư phải có động thái làm ngay khi chỉ mới phát sinh một vài vụ tai nạn chứ không chờ đến khi hàng chục sinh mạng đã ra đi. Trách nhiệm này ngoài đơn vị đầu tư, thi công thì chính quyền địa phương cũng có nhiều sai sót khi không kiểm tra, giám sát nắm tình hình để sớm khắc phục.

Luật sư Lân đánh giá, chưa nói đến khi lập dự án, những vướng mắc này đã được dự đoán và có phương án dự phòng, khắc phục là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc phê duyệt dự án.

Cuối cùng, vấn đề cần làm ngay là phải cấp thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và đảm bảo lưu thông tại khu vực trên. Các công trình dở dang phải được che chắn và tạo ngay lối đi khẩn cấp, an toàn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực.

Cơ quan chức năng buộc chủ đầu tư phải có thời gian hoàn thành cụ thể kết hợp việc bồi thường các thiệt hại đã xảy ra cho các nạn nhân nếu có căn cứ tai nạn do việc thi công cẩu thả. Dù xảy ra hàng chục vụ tai nạn chết người nhưng cho đến nay, vẫn chưa có các đơn vị, tổ chức nào bị xử phạt liên quan đến sự cố này.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 5: Ai lên tiếng xin lỗi và đã xử phạt ai chưa? ảnh 1

Phóng viên Ngày Nay (tay trái) tác nghiệp tại gia đình nạn nhân tử vong ở Cầu vượt Dầu Giây.

Luật sư Đào Kim Lân cho rằng, nếu có căn cứ những vụ tai nạn chết người xảy ra tại khu vực nói trên trong thời gian gần đây liên quan trực tiếp đến các vấn đề xoay quanh công trình như té vào ổ gà trong qua trình thi công dang dở không che chắn, hệ thống chiếu sáng không đúng quy định, phân luồng chưa hợp lý và nạn nhân không có lỗi (chạy đúng tốc độ, không có nồng độ cồn...) thì có thể yêu cầu khởi tố vụ án để điều tra làm rõ trách nhiệm.

“Cần phải làm rõ trách nhiệm cụ thể của đơn vị thi công, chủ đầu tư cũng như việc giám sát của các cơ quan chức năng liên quan nhằm xử lý các sai phạm (nếu có) đúng quy định. Vấn đề chính ở công trình Cầu vượt Dầu Giây là việc thi công kéo dài 5 năm và xảy ra nhiều tai nạn được cho là có thể có liên quan. Nếu các cơ quan truyền thông không lên tiếng thì liệu công trình có được thông cầu “tạm” hay là kéo dài tiếp 5 năm?”, luật sư Đào Kim Lân nhấn mạnh.

Hạ tầng chậm trễ, doanh nghiệp mất niềm tin vào điều hành của nhà nước

Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM phân tích, các đơn vị thi công phải trình phương án và dự toán kinh phí. Nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để thi công các công trình nên gộp luôn năng lực vay vốn vào năng lực tài chính. Một trường hợp đáng lưu ý, các doanh nghiệp thầu công trình dự tính vật giá thi công ở thời điểm đấu thầu nhưng vật giá tăng cao ở một số loại như: Sắt, thép, xi-măng…

Do đó, nhiều nhà thầu vừa thi công không thu lợi nhuận và thậm chí dẫn đến thua lỗ thì dễ phát sinh những tiêu cực. Các đơn vị trúng thầu sẽ hoạt động một cách cầm chừng để đợi giá vật liệu giảm xuống do không trữ hàng trước. Tóm lại, các trường hợp thường thấy ở những công trình chậm tiến độ tại Việt Nam, nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp trúng thầu không đủ năng lực và chi phí thi công công trình bị đội giá khiến hiệu quả dự án không còn nữa.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 5: Ai lên tiếng xin lỗi và đã xử phạt ai chưa? ảnh 2

Trụ đèn cao hàng chục mét bám vào mố cầu bằng 4 con ốc.

Hậu quả của các công trình giao thông chậm tiến độ sẽ kéo theo sự chậm phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế trong nước muốn tăng trưởng phải thông qua cơ sở hạ tầng. Nếu không có cơ sở hạ tầng tốt, nền kinh tế không thể vận hành theo tốc độ phát triển của các doanh nghiệp. Ở đây, chưa phân tích đến giá trị bất động sản “ăn theo” các công trình hạ tầng.

Lúc này, cơ sở hạ tầng thi công “rùa bò” còn kéo theo các chương trình thúc đẩy kinh tế của chính phủ không còn ý nghĩa. Đơn cử, các doanh nghiệp muốn “bơm” vốn vào những khu công nghiệp để có thể bù đắp lại những năm dịch bệnh Covid-19 nhưng hệ thống giao thông không thuận tiện thì vấn đề đầu tư trở nên khó khả thi.

Thiệt hại về kinh tế sẽ thuộc về địa phương có kết nối với cơ sở hạ tầng gánh chịu. Đơn cử, công trình “Cầu Rùa” Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai là một ví dụ. Tỉnh Đồng Nai mong muốn phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại huyện Thống Nhất, TP.Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuân Lộc thì phụ thuộc vào hệ thống giao nhận hàng hóa (logistic) giữa Đồng Nai và các cảng của TP.HCM.

Việc đình trệ các công trình giao thông không những khiến cho kỳ vọng của các nhà đầu tư thấp mà các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào những khu công nghiệp, vào những dự án bị dậm chân tại chỗ. Hệ thống giao thông phát triển chậm chạp tác hại rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào địa phương có công trình giao thông cơ sở.

Trở lại với câu chuyện khắc phục tình trạng công trình chậm trễ do vật liệu “đội giá” thì khi đấu thầu, các doanh nghiệm tham gia đấu giá phải có quỹ dự phòng để xây dựng một “kịch bản xấu” liên quan đến biến động về giá. Có nghĩa, khi đấu thầu, các doanh nghiệp phải có dự tính sẵn sàng đấu giá cao để thi công một mức giá thấp.

Trong quá trình thi công với một mức giá thấp, các doanh nghiệp tham gia thi công sẽ hoàn lại phần chênh lệch cho chủ đầu tư. Ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Các doanh nghiệp dự thầu luôn để giá rất thấp khi tham gia đấu thầu và không tính đến quỹ dự phòng.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 5: Ai lên tiếng xin lỗi và đã xử phạt ai chưa? ảnh 3

Cầu vượt Dầu Giây được thông cầu "tạm" nhưng vẫn còn ngổn ngang.

Tình trạng phổ biến hiện nay, chủ đầu tư chỉ luôn quan tâm đến giá dự thầu hơn cả năng lực thi công và một kế hoạch tài chính hợp lý của các doanh nghiệp tham gia dự thầu. Nhiều doanh nghiệp dự thầu năng lực kém và tham gia đấu thầu với kỹ năng “tay không bắt chóp” để thắng thầu bằng mọi giá.

Sau khi thắng thầu, nhà thầu chính tiếp tục nhượng lại gói thầu cho các nhà thầu phụ. Đến khi công trình phát sinh rủi ro lỗ vốn khi thi công thì “trở mặt” bằng cách chây ì và không tiếp tục triển khai dự án. Cần phải xây dựng tiêu chí ngay từ đầu để thẩm định doanh nghiệp tham gia đấu thầu có năng lực tài chính thực sự hay không?

Để xác định được năng lực tài chính thì doanh nghiệp cần được ngân hàng bảo lãnh tài chính bằng cách thế chấp tài sản để đảm bảo tiến độ thi công một công trình. Hiện nay, rất nhiều nhà thầu sử dụng “tiểu xảo” ngay từ đầu và khi trúng thầu thì không bảo lãnh về tài chính một cách xuyên suốt.

Những công trình hạ tầng chậm tiến độ không những làm suy giảm sự phát triển kinh tế mà còn làm cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam mất niềm tin vào sự điều hành của nhà nước. Các dự án kêu gọi đầu tư sẽ bị đình trệ do doanh nghiệp không nhận được những lợi ích từ cơ sở hạ tầng thi công chậm chạp. Một khi đã mất niềm tin sẽ khiến cho việc kêu gọi đầu tư vào các dự án trong tương lai gặp nhiều khó khăn.

Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiến kế, một số công trình đội giá gây tranh cãi nhiều năm qua là công trình Metro TP.HCM, công trình kênh Nhiêu Lộc…

Khi đấu thầu, các doanh nghiệp luôn bỏ giá thấp để giành phần thắng. Và sau đó, đơn vị thi công đưa chủ đầu tư vào thế đã rồi. Do đó, Ban thẩm định thầu cần phải đưa ra nhiều tiêu chí khác chứ không đơn giản là tiêu chí giá thấp sẽ trúng thầu.

Nhiều đơn vị thi công đưa ra mức giá cao với tiêu chí trữ sẵn các loại nguyên liệu cơ bản để đảm bảo tiến độ thi công nên bị loại. Tiêu chí “tiến độ thi công” là một loại tiêu chí rất “chơi vơi” trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Các cơ quan chức năng cần thay đổi quan điểm khi tổ chức đấu thầu. Không xây dựng tiêu chí giá thấp mà cần một mức giá hợp lý và buộc doanh nghiệp tham gia dự thầu phải cam kết đảm bảo tiến độ khi thi công và thưởng phạt rõ ràng.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?