Bất cập thuế thu nhập cá nhân theo kinh doanh

Mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nên bình quân mỗi tháng, cá nhân hay hộ kinh doanh chỉ cần bán hàng thu về nhỉnh hơn 8,3 triệu đồng và hơn 276.600 đồng/ngày đã phải nộp thuế là không hợp lý.
Chạy xe ôm công nghệ được xem là cá nhân kinh doanh nên đóng thuế thu nhập
Chạy xe ôm công nghệ được xem là cá nhân kinh doanh nên đóng thuế thu nhập

Chạy xe ôm công nghệ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm phải đóng thuế thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng tổng cộng là 4,5% doanh thu không chỉ gây bức xúc cho giới tài xế mà còn gây bất bình đẳng với nhiều sắc thuế khác.

Tài xế công nghệ bị đánh thuế

Đây là cách tính bất hợp lý. Phương pháp tính này chỉ dễ thu và thuận tiện cho cơ quan thuế nhưng lại bỏ qua nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu. Vì vậy cần phải có sự thay đổi nhanh để người đóng thuế không cảm thấy bị đối xử mất công bằng

TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Ông Phạm Mi Sên, tài xế chạy Grabike, nói chạy xe ôm đã có từ vài chục năm trước nhưng không ai đóng thuế. Những năm gần đây ra đời lực lượng xe ôm công nghệ mới phát sinh chuyện đóng thuế. Dù xe ôm truyền thống hay công nghệ thì đa số có điểm chung là do không tìm được việc đành chọn đây làm kế sinh nhai. Vì thế, khi bị định danh chạy xe công nghệ hai bánh thuộc loại kinh doanh và thu nhập trên 100 triệu đồng/năm phải đóng thuế, giới tài xế hết sức bức xúc bởi môi trường làm việc của họ khắc nghiệt hơn tài xế ô tô, chịu nắng mưa, nguy cơ tai nạn, cướp cao hơn… mà lại không được trừ đi chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ông Phạm Mi Sên tính, một tài xế hai bánh chạy 1 ngày được 500.000 đồng, trừ đi 20% chia sẻ với công ty, doanh thu còn lại 400.000 đồng và phải “gánh” cả tiền xăng, điện thoại, đồng phục... Với mức giá cước hiện tại khoảng 4.000 đồng/km, muốn có doanh thu 500.000 đồng phải chạy xe chở khách quãng đường dài 125 km, đó là chưa kể đoạn đường chạy đến đón khách, tìm địa chỉ. Như vậy phải mất khoảng 200 km mỗi ngày và tài xế phải làm việc từ 12 - 16 giờ/ngày mới có thu nhập này. Còn nếu tính giá cuốc ngắn 12.000 đồng thì phải chạy hơn 40 cuốc. Trong khi chi phí gồm xăng bình quân khoảng 100.000 đồng/ngày, mỗi tháng thay nhớt xe khoảng 300.000 đồng, chi phí điện thoại ít nhất 2 cuộc gọi cho khách… Đó là chưa kể nếu tháng đó gặp phải va quệt sẽ mất phí sửa xe chứ không được bảo hiểm đền bù như đối với xe ô tô, tài xế có bảo hiểm vật chất.

“Nếu tính thu nhập của tài xế ô tô và hai bánh ngang nhau, cùng trên 100 triệu đồng/năm để tính thuế là không hợp lý. Cơ quan chức năng cần có quy định riêng đối với tài xế hai bánh, phải cho trừ chi phí để chúng tôi tái tạo sức lao động rồi mới tính thuế, chứ không phải tài xế kiến nghị không nộp thuế”, ông Sên nói và cho biết, trong bản kiến nghị gửi lên Cục Thuế TP.HCM, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chiều 11.9, ông Sên cùng khoảng 100 tài xế xe hai bánh Grab đồng ký tên đề nghị thu nhập tài xế xe công nghệ từ 150 triệu đồng/năm mới tính thuế và tiếp tục điều chỉnh các quy định trong thời gian tới.

Ngoài ra, các tài xế chạy xe Grabbike bức xúc, mức 100 triệu đồng/năm mà không cho trừ đi các chi phí, giảm trừ gia cảnh như các đối tượng khác khiến số thuế đóng cao gấp nhiều lần. Một tài xế chạy xe Grab dẫn chứng, vợ làm cho công ty với thu nhập 16 triệu đồng/tháng, được giảm trừ gia cảnh nên 1 năm đóng hơn 2 triệu đồng tiền thuế. Trong khi một tài xế chạy hết hơi để được mức thu nhập tương đương phải đóng số thuế gấp 3 - 4 lần người vợ.

Không chỉ các tài xế xe ôm công nghệ, hiện một số cá nhân có các hoạt động khác như đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, cho thuê nhà, mặt bằng, phương tiện vận tải… cũng đều được tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) trên doanh thu. Bà Minh Hồng (Q.8, TP.HCM) chia sẻ trước giờ bà ở nhà nội trợ, không có công ăn việc làm. Vì vậy bà gom cả nhà vào một chỗ, phần còn lại chia thành 3 phòng cho thuê kiếm thêm tiền chợ. Tính ra mỗi năm bà có được khoảng 110 triệu đồng và bị tính thuế TNCN 5% trên tổng doanh thu, tương ứng phải đóng 5,5 triệu đồng và thuế GTGT 5% là 5,5 triệu đồng. “Tiền cho thuê phòng mỗi tháng chưa được 10 triệu đồng. Đó là chưa tính tiền cho người giới thiệu khách thuê, tiền sửa chữa đồ đạc trong các phòng… Số tiền đó ở thành phố này cũng phải chi tiêu dè xẻn lắm mới đủ cho riêng bản thân mình chưa kể nhà còn 2 đứa con vẫn đang tuổi ăn tuổi học. Vậy mà mỗi tháng tính ra phải đóng thuế cũng hơn 1 triệu đồng rồi. Tôi nghĩ nếu được miễn thuế luôn thì tốt hơn”, bà Minh Hồng nói.

Sợ doanh thu cao phải đóng thuế

Chờ tăng mức chiết giảm gia cảnh

Luật sư Trần Xoa cho biết: Mới đây, Tổng cục Thuế cũng đã có kiến nghị tăng mức chiết giảm gia cảnh đối với người nộp thuế TNCN lên. Dù chưa biết là bao nhiêu nhưng nhân đợt này cũng cần điều chỉnh ngưỡng chịu thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh cho phù hợp, mức tăng thấp nhất cũng phải 50% hiện nay.

TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận xét những người lao động phổ thông như chạy xe ôm là thuộc diện thu nhập thấp. Những người này phải tự bỏ ra nhiều chi phí khác trong quá trình hoạt động để kiếm được tiền như xăng xe, bảo dưỡng xe, ăn uống, quần áo và tiền thuê nhà... Vì vậy trong số tiền hơn 100 triệu đồng/năm đó là chưa trừ ra các chi phí trên. Nếu xác định để thu thuế TNCN thì phải áp dụng chính sách thu thuế đồng nhất. Hoặc yêu cầu các công ty ứng dụng gọi xe công nghệ phải ký hợp đồng thuê tài xế, trả lương tháng… và đóng các chi phí khác theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi đó những tài xế phải được khấu trừ chi phí cho bản thân người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng, cho chiết trừ gia cảnh với người phụ thuộc 3,7 triệu đồng/người/tháng… Phần thu nhập còn lại mới bắt đầu tính thuế như những người khác.

TS Chí cũng nhấn mạnh ngưỡng 100 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế là quá lạc hậu so với tình hình kinh tế, đời sống của VN đã thay đổi nhiều trong những năm qua. Chẳng hạn như học phí, tiền thuê nhà hằng tháng đều đã gia tăng so với từ năm 2015 khi ban hành quy định thu thuế liên quan. Cần phải xem xét để nâng ngưỡng chịu thuế này lên để đảm bảo đời sống người dân. “Tôi cũng nghĩ là chỉ tính thuế trên số thu vượt ngưỡng 100 triệu đồng mà thôi. Nếu tính thuế trên tổng doanh thu ví dụ là 105 triệu đồng thì sẽ không có tài xế nào hay cá nhân nào lại muốn khai báo lên cao hơn 100 triệu đồng. Đây là cách tính bất hợp lý. Phương pháp tính này chỉ dễ thu và thuận tiện cho cơ quan thuế nhưng lại bỏ qua nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu. Vì vậy cần phải có sự thay đổi nhanh để người đóng thuế không cảm thấy bị đối xử mất công bằng”, TS Lê Đạt Chí nhấn mạnh.

Bán 10 tô phở là phải đóng thuế

Mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nên bình quân mỗi tháng, cá nhân hay hộ kinh doanh chỉ cần bán hàng thu về nhỉnh hơn 8,3 triệu đồng và hơn 276.600 đồng/ngày đã phải nộp thuế là không hợp lý. Chẳng hạn một tô phở giá 30.000 đồng thì một hộ kinh doanh bán mỗi ngày trên 10 tô đã phải chịu thuế GTGT và TNCN. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Công ty TNHH kế toán BeBoss, cho rằng mức doanh thu 100 triệu đồng/năm, chưa đến 300.000 đồng/ngày để tính thuế là chưa phù hợp. Khi tính tỷ lệ thuế trên doanh thu, điều này có nghĩa đã gồm tất cả các chi phí, xăng xe… Do vậy nên điều chỉnh tăng mức doanh thu tính thuế này lên và bao nhiêu thì cơ quan chức năng cần có cơ sở.

Bất cập thuế thu nhập cá nhân theo kinh doanh ảnh 1

Chạy xe ôm công nghệ được xem là cá nhân kinh doanh nên đóng thuế thu nhập

LS Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng điểm bất hợp lý trong quy định này là 2 hộ kinh doanh có cùng mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nhưng hộ chỉ có 1 người, hộ kia có đến 5 - 6 người tham gia thì vẫn cùng đóng một mức thuế như nhau. Ngay khi mới ban hành năm 2015, đã thấy ngay bất cập này, bên cạnh ngưỡng chịu thuế quá thấp nhưng mới đây, công văn hướng dẫn của Tổng cục Thuế khiến người nộp thuế “hồi hộp” hơn. Trước kia, cá nhân kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tính riêng thuế từng lĩnh vực. Thế nhưng gần đây, Tổng cục Thuế có hướng dẫn kê khai tổng doanh thu các hoạt động kinh doanh trong năm dưới 100 triệu đồng mới không chịu thuế, không nộp thuế TNCN. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu tại hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) của ngành thuế để xác định các khoản doanh thu từ kinh doanh nếu như có cho thuê tài sản, hộ kinh doanh, đại lý xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp từ các tổ chức khác. Như vậy, mức chịu thuế 100 triệu đồng/năm đã thấp mà cộng dồn hết tất cả lại thì xem ra nhiều người “dính” thuế.

Ông Trần Xoa kiến nghị, theo luật Thuế TNCN hiện nay, đối với người làm công ăn lương mỗi năm được giảm trừ gia cảnh cho bản thân 108 triệu đồng (9 triệu đồng/tháng), phần thu nhập còn lại mới phải tính thuế, còn nếu tính cả người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm) vào thì thu nhập khoảng 150 triệu đồng trở lên mới phải tính thuế. Trong khi đó mức doanh thu 100 triệu đồng/năm áp dụng từ nhiều năm trước cũng đã trở nên lạc hậu và có kiến nghị tăng lên 150 triệu đồng nhưng không thấy đề cập là rất khó hiểu. 

Theo Thanh Niên
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.