Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động

Đúng 18 giờ ngày 30/9, chuyến phà cuối cùng của bến phà Bính rời bến bên bờ Thủy Nguyên khép lại lịch sử gần 100 năm của bến phà từng sầm uất nhất miền Bắc. Hôm nay bến phà Bính chỉ còn là hồi ức thôi.
Bến phà Bính ngày 30/9. (Ảnh: Vietnamnet)
Bến phà Bính ngày 30/9. (Ảnh: Vietnamnet)

Ngày 30/9, 4 chuyến phà cuối cùng đưa khách sang sông đã không thu phí để người dân tạm biệt bến phà huyền thoại. Nhiều thế hệ người Hải Phòng đã tới chờ hai bên bờ sông Cấm - nơi có bến phà Bính nối giữa huyện Thủy Nguyên và các quận nội thành để được đi chuyến phà cuối.

Khi chuyến phà cuối cùng rời bến, nhiều người đã bật khóc. Bến phà Bính đã gắn bó với người dân Hải Phòng gần 100 năm, từng là bến phà sầm uất nhất miền Bắc, là bến phà của biết bao kỷ niệm và cả những ký ức biết ơn của những người đã sống nhờ bến phà nối hai bờ sông Cấm.

Theo tư liệu để lại, bến phà Bính ban đầu có tên là bến đò Bính do người dân xã Bích Động, huyện Thủy Nguyên chèo để chở khách sang nội thành Hải Phòng và ngược lại. Đến năm 1921, được người Pháp cải tạo, xây dựng lại và đặt tên là bến Tự Do. Sau khi Hải Phòng được giải phóng, bến được đổi lại tên thành bến phà Bính và hoạt động liên tục từ đó tới nay.

Bến phà Bính là một bến phà lớn sầm uất bậc nhất miền Bắc, sử dụng phà lớn có tàu lai dắt, mỗi ngày chuyên chở hàng vạn lượt khách qua lại hai bên bờ sông Cấm. Phà Bính từng được coi là biểu tượng của thành phố Hải Phòng thời kỳ đổi mới.

Từ năm 2005, khi cầu Bính chính thức được đưa vào sử dụng, số người đi phà ngày càng ít dần. Đến nay, bến này chỉ còn duy trì một phà nhỏ hoạt động từ 5h đến 19h, chủ yếu chở xe máy, xe đạp, xe thô sơ phục vụ việc đi lại của người dân các xã Dương Quan, Tân Dương (huyện Thủy Nguyên).

Từ hôm nay, người dân đôi bờ sông Cấm từ nội thành sẽ qua cầu Hoàng Văn Thụ để sang huyện Thủy Nguyên. Dù cho việc dừng khai thác bến phà Bính cũng là việc phát triển đô thị, thuận tiện giao thông hơn nhưng nhiều người dân không khỏi tiếc nuối. 

Có mặt trên chuyến phà cuối cùng xuôi dọc hai bờ sông Cấm, chị Đoàn Thị Loan (48 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) không cầm được những giọt nước mắt tiếc nuối. Thỉnh thoảng mới đi phà Bính nhưng bến sông này với chị là một phần của tuổi thơ, một phần ký ức của các thành viên trong gia đình. Nhiều người hi vọng, trong tương lai không xa, thành phố Hải Phòng có thể khôi phục lại bến phà, phát triển thành khu du lịch để người dân và các thế hệ sau biết về một biểu tượng của thành phố “hoa phượng đỏ”.

Một số hình ảnh của bến phà Bính trong ngày cuối cùng hoạt động:

Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động ảnh 1

Người dân vẫy chào chia tay biểu tượng một thời của Hải Phòng. (Ảnh: Vietnamnet)

Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động ảnh 2

Những chuyến phà cuối cùng không thu phí. (Ảnh: Zing)

Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động ảnh 3

Ngày làm việc cuối cùng của các nhân viên bến phà (Ảnh: Zing)

Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động ảnh 4

Một người dân bật khóc khi đi chuyến phà cuối cùng trên bến phà Bính (Ảnh: Zing)

Bến phà Bính - biểu tượng một thời của Hải Phòng dừng hoạt động ảnh 5

Cầu Hoàng Văn Thụ nối hai bờ sông Cấm (Ảnh: Zing)

Theo Thời Đại
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.