Bệnh chân - tay - miệng đang có dấu hiệu gia tăng

(Ngày Nay) - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.754 trường hợp mắc sốt xuất huyết, có 04 ca tử vong (tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa), giảm 37,7% so với cùng kỳ của năm 2017; 6.950 trường hợp mắc tay - chân - miệng; 135 trường hợp mắc sởi.
Bệnh chân - tay - miệng đang có dấu hiệu gia tăng

Tại Hà Nội, tính từ đầu năm đến ngày 22/4/2018, toàn thành phố ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong, phân bố rải rác tại 20/30 quận, huyện, thị xã; số mắc giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 508 trường hợp, giảm 84%). Các bệnh về ho gà, liên cầu lợn đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, chưa ghi nhận ổ dịch lớn, ổ dịch tập trung.

Nói về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong năm 2018, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: “Năm 2017, dịch sốt xuất huyết đến sớm nhất, nhanh nhất, chưa bao giờ diễn biến như vậy. Rút kinh nghiệm, ngay từ tháng 12/2017, chúng tôi đã tham mưu kế hoạch phòng chống dịch không giống như mọi năm mà theo từng phương án, tùy theo từng tình hình để có thái độ xử lý khác nhau, không đợi có dịch mới chống”.

Bên cạnh đó, một số loại dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như cúm A(H7N9), cúm A (HSN6), Ebola, MERS-CoV vẫn ghi nhận rải rác tại một số nước trên thế giới, tuy nhiên cho tới nay Hà Nội chưa ghi nhận các loại dịch bệnh xâm nhập này.

Nhận định về tình hình dịch bệnh trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ổn định, nằm trong tầm kiểm soát: Không ghi nhận các ổ dịch lớn, các ca bệnh đơn lẻ được khoanh vùng xử trí kịp thời đúng quy định và đặc biệt là chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh chân - tay - miệng đang có dấu hiệu gia tăng trong mùa hè. Cụ thể, nếu như trung bình các tuần từ đầu năm đến đầu tháng 4, mỗi tuần toàn Hà Nội ghi nhận khoảng 25 ca mắc tay - chân - miệng thì ở tuần từ 9 đến 14/ 4, số mắc tăng gấp đôi lên 56 trường hợp. Còn trong tuần từ 16 đến 22/4, số mắc tay - chân - miệng tiếp tục tăng vọt lên 76 trường hợp, nâng tổng số mắc từ đầu năm 2018 đến nay lên 234 trường hợp.

Trước diễn biến thời tiết đang chuyển sang mùa hè (nóng ẩm, mưa nhiều) là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Vì vậy Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho bản thân và gia đình như, thường xuyên vệ sinh môi trường diệt muỗi, bọ gậy tại hộ gia đình và các khu vực lân cận, ngủ màn, xoa hương tránh muỗi,...

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch phát sinh, khoanh vùng, xử lý không để dịch lan rộng.

Theo PLVN

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.