Bệnh tật chực chờ nếu bạn nghĩ rửa tay là việc 'dễ như ăn kẹo'

Rửa tay là cách đơn giản bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng và virus. Tuy nhiên, rửa tay không đúng cách có thể khiến bạn dễ bị nhiễm các mầm bệnh.
Bệnh tật chực chờ nếu bạn nghĩ rửa tay là việc 'dễ như ăn kẹo'

Các nhà nghiên cứu ở Brazil và Mỹ thấy rằng chúng ta chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng trung bình 3,3 lần một giờ và chạm vào miệng hoặc mũi khoảng 3,6 lần một giờ. Vì vậy, chúng ta cần phải rửa tay đúng cách để phòng ngừa bệnh tật.

Rửa tay quá nhanh

Một nghiên cứu từ Đại học bang Michigan (Mỹ) cho thấy 95% người dân không rửa tay đủ lâu để diệt vi trùng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy thời gian rửa tay trung bình chỉ khoảng 6 giây. Các nhà nghiên cứu cho hay rửa tay đúng cách chỉ mất 20 - 30 giây với xà phòng.

Chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh

Bất cứ khi nào bạn chạm vào các nút thang máy, ATM, các bề mặt nơi công cộng… thì bạn đều có nguy cơ nhiễm các mầm bệnh, đặc biệt là trong mùa lạnh và mùa cúm. Nếu không rửa tay, bạn có thể sử dụng các chất khử trùng tay có hàm lượng cồn ít nhất là 60%.

Không rửa các kẽ ngón tay

Nếu bạn chỉ chà xà phòng vào giữa lòng bàn tay và rửa bằng nước thì vẫn chưa đủ. Bởi lẽ, hầu hết vi trùng và các mầm mống bệnh tật đều ẩn giấu dưới móng tay, giữa các kẽ ngón tay. Vì vậy, khi rửa tay, đừng quên rửa các kẽ ngón tay.

Không lau khô bàn tay

Bàn tay ẩm ướt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích tất cả các nghiên cứu rửa tay thực hiện từ năm 1970 và kết luận rằng: Sử dụng khăn giấy để lau tay tốt hơn so với sử dụng máy sấy khô tay. Vì sử dụng máy sấy không đủ lâu sẽ không làm khô tay, nhưng nếu sử dụng quá lâu sẽ khiến da tay bị quá khô.

Rửa tay bằng nước nóng mới tiêu diệt vi trùng

Nhiều người cho rằng, rửa tay bằng nước nóng hoặc nước ấm có thể làm sạch vi khuẩn một cách hiệu quả. Nhưng một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu kết luận rằng nước lạnh cũng làm giảm mức độ vi khuẩn tương đương như nước nóng, miễn là bàn tay được rửa sạch và sấy khô đúng cách. Trong thực tế, nước lạnh và nước ấm tốt cho da hơn vì nước nóng có thể gây khô da.

Không làm sạch xà phòng trước khi sử dụng

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, sinh vật gây bệnh có thể ẩn nấp trong xà phòng bánh trong và sau khi sử dụng. Vi khuẩn sống trong chất nhờn của xà phòng, vì vậy trước khi sử dụng xà phòng bạn hãy rửa xà phòng dưới vòi nước chảy, rồi sau đó mới thoa lên tay rửa. Sau khi sử dụng, bạn nên để xà phòng ở nơi khô ráo.

Không rửa tay với xà phòng

Xà phòng có nhiều tác dụng hơn chỉ là giữ bàn tay bạn có mùi thơm. Xà phòng có chứa chất hóa học bảo vệ tay khỏi mầm bệnh. Tuy nhiên, rất ít bằng chứng cho thấy xà phòng kháng khuẩn tốt hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Bạn nên sử dụng xà phòng dạng nước thay vì xà phòng bánh vì nó hiệu quả và ít bị nhiễm vi khuẩn hơn.

Theo An ninh Thủ đô
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).