Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội

(Ngày Nay) - Hơn 100 di tích, hàng chục nghìn di vật được tìm thấy dưới lòng đất khu vực tòa nhà Quốc hội cho thấy nơi đây là một phần quan trọng kinh thành Thăng Long xưa.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 1Sách Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội do Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (nay là Viện nghiên cứu Kinh thành) và NXB Khoa học Xã hội Hà Nội phát hành. Cuốn sách giới thiệu một phần những di vật, di tích quan trọng được khai quật những năm 2008-2009 tại khu vực tòa nhà Quốc hội hiện nay.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 2Bản vẽ 3D phục dựng giả định khuôn viên kiến trúc thời Lý ở phía Tây Nam khu di tích Hoàng thành. Những bằng chứng khảo cổ học và kết quả nghiên cứu so sánh cho thấy, khu vực xây tòa nhà Quốc hội hiện nay là một phần di tích quan trọng của kinh thành Thăng Long xưa. Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền móng 48 công trình kiến trúc, 8 giếng nước, 8 di tích hồ nước, 62 mộ táng, cùng hàng chục ngàn di vật.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 3Ngói ống lợp đầu bờ dài gắn tượng uyên ương. Đây là một di vật từ thời Lý, thế kỷ 11-12.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 4Đầu tượng linh thú, dùng để trang trí mái kiến trúc thời Đại la, khoảng thế kỷ 8-9.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 5Mảnh lá để trang trí rồng gắn trên ngói úp nóc. Chất liệu gốm men xanh lục, thời Lý, khoảng thế kỷ 11-12.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 6Ngói úp nóc lớn lợp giữa mái cung điện trên gắn lá đề trang trí hình rồng, được phục nguyên từ những mảnh vỡ tìm thấy tại khu di tích. Chất liệu ngói bằng đất nung, thời Lý, thế kỷ 11-12.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 7Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương bằng đất nung, thời Trần, thế kỷ 14.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 8Tượng đầu rồng trang trí mái kiến trúc, được làm với chất liệu gốm men vàng, thời Lê sơ, thế kỷ 15-16.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 9Tượng đầu rồng trang trí kiến trúc, chất liệu đất nung thời Lê sơ, thế kỷ 15-16.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 10Bình tỳ bà hoa lam, vẽ khóm trúc và chim chích chòe Việt Nam, thời Lê sơ, thế kỷ 15.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 11Không chỉ có các di vật của Việt Nam, tại khu vực này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di vật có xuất xứ nước ngoài. Trong ảnh là tượng sư tử men trắng chấm nâu của Trung Quốc, niên đại thời Đại La thế kỷ 8-9.
Bí ẩn dưới tòa nhà Quốc hội ảnh 12Hạt chuỗi vòng đeo tay nhựa, xuất xứ Tây Á, thế kỷ 9.

“Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội” do PGS.TS. Bùi Minh Trí (Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh thành) chủ biên. Sách do NXB Khoa học Xã hội Hà Nội phát hành năm 2016. Cuốn sách dầy dặn về nội dung, hình thức đẹp, cho bạn đọc hình dung những di vật, di sản đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Hiện, cuốn sách tham dự hạng mục Sách Đẹp của Giải thưởng Sách Quốc gia Việt Nam lần thứ nhất. Đây là giải thưởng về sách lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với hai hạng mục Sách Hay và Sách Đẹp, tìm ra những cuốn sách tốt ở mọi thể loại sách. Giải thưởng thu hút sự tham gia của hầu hết nhà xuất bản trên cả nước.

Theo Zing
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.