Bí ẩn về loài rắn của nữ hoàng Cleopatra

Rắn hổ mang Ai Cập mang vẻ đẹp vừa mê hoặc vừa đáng sợ. Chúng sở hữu nọc độc chết người. Đặc biệt loài rắn này cực kì nhanh nhẹn và rất thông minh. Ngoài ra, chúng còn có thể leo lên cây và bơi. Liệu có phải vì những điểm đặc biệt này nên chúng được lựa chọn để ám sát nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng?
Bí ẩn về loài rắn của nữ hoàng Cleopatra

Con rắn của Cleopatra

Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là điều bí ẩn. Theo các nhà khoa học và sử liệu, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.

Bí ẩn về loài rắn của nữ hoàng Cleopatra ảnh 1

Rắn hổ mang Ai Cập.

Các nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng Cleopatra vĩ đại , và hai người hầu của bà đã tự sát bằng cách cắn con rắn có tên là Aspis. Có vẻ là loài bò sát này đã được lén lút đưa vào phòng của Nữ hoàng trong một cái giỏ đựng quả sung. Chính Plutarch đã viết rằng các thí nghiệm về những người bị kết án cắn bởi con rắn này cho thấy rằng chất độc của loài này  ít gây đau đớn nhất trong số tất cả các chất độc chết người.

Aspis có lẽ là tên của loài rắn hổ mang Ai Cập. Tuy nhiên, nếu vậy thì cái chết đó sẽ cực kì đau đớn vì nọc độc của chúng gây hoại tử mô. Ngoài ra, con rắn rất lớn, vì vậy sẽ khó che giấu nó.

Bí ẩn về loài rắn của nữ hoàng Cleopatra ảnh 2

Rắn hổ mang Ai Cập là biểu tượng quyền lực của các Pharaoh.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester gần đây đã loại bỏ giả thuyết này và tuyên bố rằng cái chết của Cleopatra không phải do rắn cắn. Họ nghĩ rằng một con rắn đủ lớn để giết nữ hoàng và hai hầu gái không thể che dấu dễ dàng như vậy. Họ cũng nghi ngờ việc một con rắn có thể cắn chết 3 người liên tiếp. Hiện nay, các nhà khoa học và sử học vẫn đang tranh cãi về nguyên nhân cái chết của người phụ nữ quyền lực nhất thế giới cổ đại này.

Nọc độc chết người của rắn hổ mang Ai Cập

Nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg/kg).

Bí ẩn về loài rắn của nữ hoàng Cleopatra ảnh 3

Hình vẽ rắn hổ mang Ai Cập trên một lăng mộ cổ đại.

Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó là hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng.

Rắn hổ mang Ai Cập và những sự thật thú vị

- Có những báo cáo về rắn hổ Ai Cập đang bơi trên biển Địa Trung Hải.

- Hổ mang Ai Cập là một trong những loài hổ mang châu Phi lớn nhất.

- Một nhát cắn của hổ mang Ai Cập có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông trong vòng 15 phút.

- Hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.

Theo Tiền Phong
Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.