Khám phá bí mật Hải Vương tinh, hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời |
Người đầu tiên có công phát hiện sao Hải Vương là nhà thiên văn học người Đức Johann Galle (1812 – 1910). Vào ngày 23/9/1846, Johann Galle đã phát hiện ra sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán ban đầu của nhà thiên văn học người Pháp Urbain Jean Joseph Le Verrier (1811 – 1877).
Nhà thiên văn học người Đức Johann Galle |
Hải Vương tinh là hành tinh thứ 8 và xa nhất tính từ Mặt trời trong Hệ Mặt trời.
Hải Vương tinh đứng thứ 8 trong hệ Mặt trời |
Do cách rất xa Mặt Trời nên lớp khí quyển ngoài cùng của sao Hải Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời. Nhiệt độ của những đám mây trên cao khoảng -218 °C trong khi nhiệt độ tại lõi hành tinh xấp xỉ 5.000 °C.
Hải Vương tinh cũng được xem là hành tinh lạnh nhất trong hệ Mặt trời. Toàn bộ nhiệt độ của Hải Vương là –221,4 độ C.
Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời.
Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái đất và hơi lớn hơn khối lượng của sao Thiên Vương (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái đất).
Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng Trái đất |
Hải Vương tinh được đặt theo tên của một vị thần biển trong thần thoại La Mã.
Sao Hải Vương chỉ mất khoảng 18 giờ để hoàn thành một vòng quay quanh chính nó.
Bầu khí quyển quanh Hải Vương tinh |
Bầu khí quyển của Hải Vương chứa các thành phần cơ bản gồm hydro và helium và một lượng nhỏ khí mêtan, hiđrôcacbon, nitơ.
Khí Mê tan ở tầng ngoài khí quyển khiến cho Hải Vương tinhcó màu xanh lam |
Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.
Tốc độ gió ở Hải Vương được xem là mạnh nhất trong Hệ Mặt trời. Các cơn gió ở đây đo được với vận tốc 2.100km/giờ (khoảng 600 mét/giây).
Những cơn gió ở Hải Vương có tốc độ 600 mét/giây |
Tính cho đến nay, sao Hải Vương có khoảng 14 vệ tinh, trong đó Triton là vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương.
Vệ tinh S/2004 N1 (đường kính khoảng 20km) quay xung quanhHải Vương trong 23 giờ |
Đây là vệ tinh thứ 14 và cũng là vệ tinh nhỏ nhất của sao Hải Vương. Phát hiện năm 2013.
Tàu không gian Voyager 2 của NASA |
Voyager 2 thực hiện chuyến bay qua Hải Vương đầu tiênvào ngày 25/8/1989 |
Ngày 25/8/1989, tàu không gian Voyager 2 của NASA là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương. Con tàu này đã bay một quãng đường dài 3.000 km ở cực Bắc của Hải Vương.
Giống như Thiên Vương tinh, bề mặt của Hải Vương tinh được bao phủ bởi băng và đá.
Tìm hiểu thêm về Vũ trụ:
1. Năm 2024 tàu vũ trụ Anh sẽ đổ bộ khám phá Mặt trăng
2. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 2)
3. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)
4. Khám phá bí mật bên trong lõi Trái đất
5. Khám phá bí mật của sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồ
6. Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay