Vào thế kỷ 20, đột quỵ được mệnh danh là kẻ giết người số một ở Nhật Bản. Song kể từ năm 1960, số cơn đột quỵ đã giảm hơn 85%. Nhiều nỗ lực phòng chống đột quỵ của người dân xứ hoa anh đào được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận.
Bữa ăn cân đối và lành mạnh
Người Nhật có chế độ dinh dưỡng lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Bữa ăn luôn có cá, rau quả, gạo, trái cây, trà xanh... Họ chỉ ăn cá biển, đặc biệt là những loại chứa nhiều dầu như hồi, ngừ, thu... tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhật Bản tiêu thụ gần 10% sản phẩm cá của thế giới mặc dù dân số chỉ chiếm 2%. Người dân nước này cũng tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn, đậu nành… gấp 5 lần người Mỹ.
Khẩu phần ăn của người Nhật ít nhưng lại đa dạng. Bữa ăn gồm một bát cơm nhỏ; tô súp miso (canh đậu tương); cá, thịt hoặc đậu phụ; hai món còn lại là rau xanh. Người cao tuổi được khuyến cáo bớt tiêu thụ đường và muối, giảm còn 2g natri mỗi ngày.
Ăn đỗ tương lên men
Natto (đậu nành lên men) là món ăn truyền thống được ưa chuộng tại Nhật Bản. Hàng nghìn năm qua, người dân xứ mặt trời mọc vẫn chế biến natto mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối. Năm 1980, nghiên cứu của bác sĩ Hyroyuki Sumi phát hiện món ăn chứa enzym nattokinase, giúp làm tan cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ tai biến.
Nhiều sản phẩm chứa nattokinase từ Nhật được tin dùng trên thế giới. Để bảo vệ người bệnh, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) ra đời để cấp chứng nhận cho các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase đảm bảo chất lượng. Bao bì đóng dấu JNKA phải thoả mãn 4 tiêu chí: lên men natto bằng vi khuẩn bacillus subtilis; hàm lượng nattokinase hơn 2.000FU; dùng đơn vị đo lường FU; chứng minh an toàn.
Mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không sẽ thu hồi. Tại Việt Nam, hiện có Công ty Dược Hậu Giang là thành viên của hội.
Tích cực vận động
Thói quen tập thể dục đều đặn, tham gia các buổi đi bộ tập thể từ lâu đã ăn vào nếp sống của người Nhật. Cuối tuần, nhiều người thường đi leo núi, dã ngoại cùng gia đình. Người trên 65 tuổi khi về hưu, được khuyến khích nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn, tham gia hoạt động thể chất, du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ, tập dưỡng sinh, làm tình nguyện… Cuộc sống không chỉ khỏe mạnh, mà còn vui vẻ, giúp họ giảm bớt nguy cơ tim mạch.
Theo các nhà khoa học Đại học Kyoto, nếu người dân không thể đứng thăng bằng trên một chân trong ít nhất 20 giây, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ "thầm lặng". Vì vậy, họ khuyến cáo mọi người nên tập đứng thăng bằng, đi bằng chân trần 30 phút mỗi ngày, rèn luyện thể dục thể thao...