Hiện nay, ăn chay là một khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước phát triển. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của việc ăn chay như ổn định huyết áp, có trái tim khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và béo phì….
Tuy nhiên, để sống thọ, ăn chay không đơn thuần là một chế độ dinh dưỡng không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chỉ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, ngũ cốc…
Người Trung Quốc tâm niệm, ăn chay cũng phải đúng cách. Và họ đã tìm ra quy tắc ăn chay “thêm 3 đen, bớt 3 trắng”. Điều đặc biệt là quy tắc này cũng có thể áp dụng cho chế độ dinh dưỡng của tất cả mọi người.
Thêm 3 đen
Nấm: Ở Trung Quốc, nấm hương đã được biết đến từ thời Xuân thu Chiến quốc. Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ "ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá".
Thực phẩm này có thể ngăn ngừa ung thư, táo bón, xơ cứng động mạch, tiểu đường, chống lão hóa và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Không đợi đến lúc nhiều nhà khoa học dự đoán nấm là một trong những thực phẩm rất quan trọng và thông dụng của con người trong tương lai, người Trung Quốc xưa đã đưa nấm vào thực đơn ăn chay hàng ngày.
Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ "ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá".
Mộc nhĩ đen: Mộc nhĩ đen, hay còn gọi là vân nhĩ, thụ kê..., chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin.
Mộc nhĩ đen có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não và bệnh nhân ung thư.
Cũng như nấm, mộc nhĩ đen không thể thiếu trong các bữa cơm chay của người Trung Quốc.
Gạo lứt: Người Trung Quốc tặng danh hiệu “Ngọc trai đen” hay “Vua lúa gạo” cho loại gạo có màu đen thẫm này.
Những người bị đau lưng, thường bị tê mỏi chân tay xếp gạo lứt vào danh sách thực phẩm quan trọng nhất. Vì vậy, người Trung Quốc còn đùa rằng trong gạo lứt có chứa ma túy.
Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và rất tốt cho để thanh lọc gan...
Bớt 3 trắng
Muối: Không nêm muối quá nhiều vào các món ăn. Cho quá nhiều muối vào thức ăn không chỉ gây ra bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch mà còn làm tăng gánh nặng cho thận.
Theo các nhà khoa học, định lượng muối ăn hàng ngày nên ít hơn 5 gram.
Đường: Ăn nhiều đường cũng gây ra bệnh cao huyết áp, béo phì và tổn thương gan.
Khi nấu ăn có thể nêm nếm đường vào canh, pha nước chấm hoặc tẩm ướp món ăn cho phù hợp khẩu vị, nhưng không nên sử dụng quá lượng cần thiết.
Chất béo:
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Tuy nhiên, họ lại chưa biết sử dụng chất béo như thế nào hợp lý để đảm bảo sức khỏe và tránh cho cơ thể gặp những "rắc rối" do chất béo mang lại.
P.V