Biến đổi khí hậu làm gia tăng đột biến số vụ rắn cắn tại Australia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bang New South Wales (NSW), khu vực đông dân nhất của Australia, đang chứng kiến sự gia tăng đột biến về số vụ rắn cắn, với nguyên nhân chính được cho là ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và việc môi trường sống tự nhiên của loài động vật này bị tác động nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng đột biến số vụ rắn cắn tại Australia

Theo Trung tâm Thông tin độc dược NSW, từ ngày 1/9 đến 20/12/2024, bang này đã ghi nhận 320 vụ rắn cắn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong số này, có 61 trường hợp là trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng may mắn không ghi nhận trường hợp tử vong nào.

Biến đổi khí hậu, với các hiện tượng thời tiết bất thường, đang làm thay đổi hành vi của rắn. Chuyên gia về rắn Dieter Hochuli thuộc trường Đại học Sydney cho biết tiết trời ấm hơn trong mùa Đông và mùa Xuân đã thúc đẩy hoạt động của loài rắn, khiến chúng tỉnh giấc ngủ Đông sớm hơn và trở nên năng động hơn.

Không chỉ thời tiết ấm lên, các đợt mưa lớn kéo dài cũng góp phần quan trọng trong vấn đề này. Bà Christina Zdenek từ Học viện Bò sát Australia giải thích rằng mưa lớn đã tạo điều kiện cho cây cối phát triển mạnh, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài vật nằm trong mạng lưới thức ăn của rắn, dẫn đến sự gia tăng hoạt động của loài bò sát này.

Ngoài yếu tố thời tiết, quá trình giải tỏa đất cho đô thị hóa và phát triển cũng làm mất đi môi trường sống tự nhiên của rắn. Khi bị đẩy khỏi khu vực sinh sống quen thuộc, rắn buộc phải tìm đến các khu vực gần con người, làm tăng nguy cơ tiếp xúc và xung đột.

Bà Genevieve Adamo - dược sĩ và chuyên gia độc dược tại Trung tâm Thông tin độc dược NSW - cảnh báo rằng người dân cần thận trọng hơn trong những tháng mùa Hè, khi cả con người và rắn đều hoạt động nhiều hơn. Bà khuyến nghị bất kỳ ai bị rắn cắn phải lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.