Biển Đông hôm nay 22/8: 'Trung Quốc - Mối lo ngại của toàn châu Á'

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc đã đe dọa hòa bình và thịnh vượng khu vực, biến nn]sc này trở thành 'Mối lo ngại của toàn châu Á'.
Biển Đông hôm nay 22/8: 'Trung Quốc - Mối lo ngại của toàn châu Á'

Kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc

Trong ba thập niên vừa qua, GDP của Trung Quốc đạt bình quân gần 10%. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuổi thọ của người dân Trung Quốc từ 44 tuổi năm 1961 đã tăng lên 75 tuổi. Trong khi đó, chi phí quân sự cũng đã tăng hai chữ số.

Vô phúc thay, một cường quốc châu Á nổi lên đã không tăng cường củng cố “tình đoàn kết châu Á” mà còn trở thành “Mối lo ngại châu Á”.

Chính sách bành trướng, ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc đã đe dọa hòa bình và thịnh vượng khu vực.

Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động hàng hải ở Hoa Đông và Biển Đông. Bắc Kinh cũng tăng chi tiêu quân sự hơn 10% hàng năm.

Trung Quốc ồ ạt tiến hành việc cải tạo, xây đắp các bãi đá ở Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và luật pháp quốc tế, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng trên biển, cho dù với quy mô lớn, sẽ không giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền.

Biển Đông hôm nay 22/8: 'Trung Quốc - Mối lo ngại của toàn châu Á' - anh 1

Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. (Ảnh: AP)

Lường trước phương án này bị phá sản, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”.

Với kế hoạch này, Trung Quốc muốn loại trừ, thoát ra khỏi sự ràng buộc của Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); thay vào đó là những căn cứ “lịch sử” mơ hồ để độc chiếm Biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đặc biệt chú ý tăng cường binh lực tại khu vực Biển Đông nhằm ngăn chặn Hải quân Mỹ đi qua Eo biển Malacca tiến vào Eo biển Đài Loan.

Cùng với việc sử dụng căn cứ ở Hải Nam để đe dọa các nước trong khu vực, ngăn chặn hải quân Mỹ, Trung Quốc cũng muốn dùng bàn đạp này để tiến xa hơn về phía Ấn Độ Dương tới tận khu vực Vịnh Aden, mở rộng hoạt động về phía Tây.

Philippines cảnh báo hậu quả nghiệm trọng của việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngặn chặn động thái được coi là "giai đoạn tồi tệ nhất trong tất cả các giai đoạn".

Báo The Financial Express nhận định hiện nay châu Á-Thái Bình Dương đang thiếu một cơ chế an ninh ở cấp khu vực đủ mạnh. Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (tám nước Nam Á) rất khó cất cánh. ASEAN đã thực hiện các bước tiến đáng kể về hòa nhập kinh tế khu vực nhưng cần phải cùng hội nghị cấp cao Đông Á hành động hơn nữa về các vấn đề an ninh khu vực.

Trang Ly (T/h)

Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây

Xem thêm:

- Biển Đông hôm nay 21/8: Sáu chiến lược cốt lõi để 'hạ bệ' Trung Quốc tại Biển Đông

- Biển Đông hôm nay 20/8: Mỹ tăng cường bay tuần thám Trung Quốc trên Biển Đông

- Biển Đông hôm nay 19/8: Trung Quốc lớn tiếng về cái gọi là “quyền lịch sử” trên Biển Đông

- Hải quân Philippines trang bị hỏa lực cho trực thăng tuần tra biển

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.