Trong bối cảnh có những lo ngại về việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, quan chức Australia cho biết sẽ tăng cường lực lượng quốc phòng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo chuyên gia Úc, đã đến lúc Mỹ nên chuyển hướng hành động, tăng cường tố cáo Bắc Kinh phạm luật trên trường quốc tế, thay vì chỉ đưa ra những lời đe dọa quân sự và tuyên bố răn đe.
Báo Giáo Dục dẫn lời Đại Công Báo xuất bản (Hồng Kông) ngày 24/8 bình luận, Nhật Bản có 4 cách để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự xuống Biển Đông.
Mới đây, Trung Quốc điều động hơn 100 tàu, hàng chục máy bay, gần 100 tên lửa cùng các đơn vị tác chiến thông tin để thực hiện cuộc tập trận khủng thứ 3 trong vòng 2 tháng.
Mỹ có kế hoạch gia tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự và nhân đạo ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với những hành động ngang ngược, bất chấp luật quốc tế của Trung Quốc.
Những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc và việc xây đảo nhân tạo trái luật ở Biển Đông đang đe dọa chính lợi ích của Bắc Kinh, giáo sư Nhật nhận định.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, một đường băng dài gần 1.000 m mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên một trong bảy đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa đang sắp hoàn tất trong chuỗi các giai đoạn 'quân sự hóa' Biển Đông của nước này.
Theo bản báo cáo của Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ), Trung Quốc đã cải tạo, bồi đắp trái phép hơn 1.170 hecta ở Biển Đông, tăng gần 50% kể từ tháng 5.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc đã đe dọa hòa bình và thịnh vượng khu vực, biến nn]sc này trở thành 'Mối lo ngại của toàn châu Á'.
Theo Diplomat, tại Biển Đông, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin trinh sát khi Trung Quốc gây nhiễu sóng điện tử các chuyến bay UAV của Mỹ.
Giới phân tích quân sự cho rằng trong số 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh cho hạm đội thứ ba nhằm ngăn chặn Mỹ và thể hiện sức mạnh trước các quốc gia trong khu vực.
Theo Diplomat, Trung Quốc đã và đang tiến hành tổ chức các đội tàu đánh cá trở thành lực lượng “dân quân biển” với vai trò như một lực lượng bán quân sự. Với động thái này, Trung Quốc như đangg 'trêu ngươi' luật pháp quốc tế và dư luận.
Philippines cảnh báo hậu quả nghiệm trọng của việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngặn chặn động thái được coi là "giai đoạn tồi tệ nhất trong tất cả các giai đoạn".