Bình Ca - Từ Quân khu Nam Đồng đến Đi trốn!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đọc văn của Bình Ca biết đây là người rất thông minh, tài hoa. Đọc chữ của Bình Ca biết đây là người nghịch ngợm, chung tình, giữ gia phong...
Sau Quân khu Nam Đồng, Bình Ca viết Đi trốn...
Sau Quân khu Nam Đồng, Bình Ca viết Đi trốn...
1.

Tôi đi Trường Sa mười ngày, mang theo mấy quyển sách. Một quyển tổng tập Nam Cao, một quyển ghi chép Hà Nội của cụ Nguyễn Công Hoan và Quân khu Nam Đồng của Bình Ca.

Bình Ca là làn gió tươi mới của văn học đương đại, không màu mè rườm rà ầm ĩ, không cao đàm khoát luận, tránh né rất tài tình những hơi hướm Pr... Bình Ca lững thững đi vào văn chương với cái cách không thể dung dị hơn, tôi đọc Quân khu Nam Đồng xong toàn nghĩ anh Bình Ca là cựu chiến binh. 

Quân khu Nam Đồng rất xuất sắc, từ văn phong cho đến tình tiết, không tìm thấy từ thừa. 

Những cậu thiếu niên miền Bắc ở thời điểm đặc biệt, những dân chơi đặc biệt, những rung động đặc biệt, những yêu thương đặc biệt.. Mà đặc biệt nhất là nhờ Bình Ca, người ta sẽ thấy lứa tuổi dưới thanh niên ở miền Bắc ngày trước hay đến vậy.

Chi tiết trong Quân khu Nam Đồng, chi tiết hài hước phải đọc lại nhiều lần vì vui quá, chi tiết xúc động phải đọc lại nhiều lần vì buồn quá.

Những cậu thiếu niên ham đánh nhau, những cậu thiếu niên nông nổi... Những cô gái chớm thanh xuân chỉ biết trọn vẹn một tên người, những luyến ái thời mơ mộng.

Không biết Bình Ca ở những năm tháng đã trôi qua chọn cho mình vị trí ngồi nào mà quan sát được nhiều đến vậy. Dẫu tôi vẫn mâu thuẫn, nhìn nhiều nhớ nhiều, nhớ nhiều thì biết là rủi hay may.

Mà Quân khu Nam Đồng, kết cũng buồn. Không hiểu sao đang êm ấm vậy bỗng gió giông vậy, biết làm sao?

2.

Sau Quân khu Nam Đồng, Bình Ca viết Đi trốn. Tựa sách rất hiền, hiền đến độ không có gì đặc biệt.  

Lại càng không nghĩ phần lớn là viết về miền Bắc những năm trường kỳ chi viện cho miền Nam và chống chiến tranh phá hoại trong đôi mắt trẻ thơ. Đây là điều, tôi tiếc nhất. 

Từ Quân khu Nam Đồng chạy dài đến Đi trốn, Bình Ca đã biến chuyển một quãng dài về sử dụng ký tự. Chữ trong “Đi trốn” tươi hơn chữ trong “Quân khu Nam Đồng”.

Vẫn với lợi thế quan sát, Bình Ca ném vào đọc giả những chi tiết rất đời của trẻ con mà phải lâu lắm người ta mới nhớ lại, “Con gái đi đái bằng gì?”.

Bình Ca giải quyết những mâu thuẫn tôn giáo, những tôn trọng quan điểm bằng đôi mắt của trẻ con rất thú vị.

Bình Ca giới thiệu một chương rất mới của dòng văn học hồi ức của những đứa trẻ sơ tán. 

Sau một cuộc cải cách ruộng đất, người phố về quê vẫn được người quê cưu mang. Mới thấy, người Việt mình thương nhau sao.

Bình Ca - Từ Quân khu Nam Đồng đến Đi trốn! ảnh 1

Bìa sách Đi Trốn của nhà văn Bình Ca. 

3.

Văn tức là người, chữ nghĩa là tính.

Đọc văn của Bình Ca biết đây là người rất thông minh, tài hoa.

Đọc chữ của Bình Ca biết đây là người nghịch ngợm, chung tình, giữ gia phong.

Kỳ lạ là Bình Ca lại quá hiền lành so với ông Chu Lai, ông Bảo Ninh... Mặc với, Quân khu Nam Đồng và Đi trốn, nếu người ta còn chịu đọc thì phải xếp Bình Ca vào cái chiếu nhà văn viết về quân đội (hay con nhà lính) hay nhất Việt Nam.

4.

Tôi đọc Quân khu Nam Đồng năm hay sáu lần gì đó.

Tôi đang đọc cho các con nghe Robinson, tính xong Robinson sẽ đọc Đất rừng Phương Nam. 

Nhưng, xong Robinson sẽ đọc Đi trốn của anh Bình Ca vậy!

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.