Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử lý nghiêm vụ nữ sinh đánh nhau vì... màu đôi giày

Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT Bình Dương chỉ đạo Phòng GD-ĐT thị xã Bến Cát, Trường THCS Lê Quý Đôn phối hợp với cơ quan chức năng để xác minh và xử lý nghiêm vụ nữ sinh đánh nhau tại địa phương này.
Hình ảnh vụ nữ sinh đánh bạn ở Bình Dương được chia sẻ trên mạng. Ảnh cắt từ clip
Hình ảnh vụ nữ sinh đánh bạn ở Bình Dương được chia sẻ trên mạng. Ảnh cắt từ clip

Theo đó, tuy việc học sinh đánh nhau xảy ra ngoài trường học nhưng là hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng, làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung.

Những hành vi của nhóm học sinh trên sẽ được đối chiếu theo quy định về gây rối trật tự công cộng, Luật an ninh mạng, Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4 của Bộ trưởng GD-ĐT quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Trên cơ sở hồ sơ của cơ quan công an, Sở GD-ĐT Bình Dương chỉ đạo nhà trường tiến hành các bước xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật học sinh theo quy định của pháp luật, của ngành.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Sở GD-ĐT Bình Dương chỉ đạo các trường học trên địa bàn tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về luật trẻ em, an ninh mạng, nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Trong đó, các nhà trường cần khẩn trương xây dựng, ban hành và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong các trường học. Giáo viên cần chủ động nắm bắt mâu thuẫn, vướng mắc của học sinh, kịp thời phối hợp gia đình để tháo gỡ, xử lý.

Được biết, chỉ đạo trên xuất phát từ clip nữ sinh bị hai bạn nữ khác (đều là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) túm tóc, đấm đá tới tấp, được chia sẻ trên mạng xã hội. Một số học sinh đứng gần đó không can ngăn mà quay clip.

Sau đó, nhà trường xác định nguyên nhân ban đầu của vụ ẩu đả trên là do mâu thuẫn vì… màu sắc của đôi giày mà một nữ sinh đang mang.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.