Bộ GDĐT kiến nghị miễn học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022 – 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ GDĐT kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023 để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện; đồng thời giao Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 (4/7/2022), Bộ trưởng Bộ GDĐT kiến nghị: Đối với học phí giáo dục mầm non (GDMN) công lập năm học 2022-2023: (i) Đối với cơ sở GDMN chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022; (ii) Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Đối với các địa phương đã ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023.

Từ năm học 2023-2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.

Đối với giáo dục đại học (GDĐH) công lập: Lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 01 năm. Năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở GDĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022. Đối với cơ sở GDĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Đối với cơ sở GDĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).

Đối với hệ trung học cơ sở: Bộ GDĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ (100%) học sinh trung học cơ sở từ năm học 2022 – 2023 (ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học). Nếu thực hiện đề xuất này thì NSNN phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 03 năm (2022-2024) (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).

Đối với hệ trung học phổ thông: (i). Đề nghị giữ ổn định mức học phí như năm học 2021 – 2022 đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên; (ii). Đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết định mức thu học phí năm học 2022 – 2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021 – 2022: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021 – 2022 đến hết năm học 2022 – 2023. Từ năm học 2023 – 2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí đối với trung học phổ thông công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Các nội dung không nêu tại Nghị quyết của Chính phủ đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ GDĐT cần khẩn trương làm việc với các bộ, ngành hữu quan, trình Chính phủ để ban hành nghị quyết về các nội dung nêu trên cho kịp triển khai từ năm học 2022 – 2023./.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.