Bỏ ngay thói quen tập thể dục quá sớm, đột quỵ lúc nào không hay

BV Bạch Mai và BV Lão khoa TƯ tiếp nhận không ít các trường hợp nhập viện vì đột quỵ do thói quen đi tập thể dục quá sớm.
BS khuyến cáo người dân không nên đi tập thể dục quá sớm vào những ngày trời lạnh, đặc biệt là người già, người có bệnh mãn tính
BS khuyến cáo người dân không nên đi tập thể dục quá sớm vào những ngày trời lạnh, đặc biệt là người già, người có bệnh mãn tính

Tại khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trong những ngày trời rét, số bệnh nhân bị các bệnh hô hấp, tim mạch, thần kinh, đột quỵ gia tăng, trong đó đột quỵ tăng 10-20% so với ngày thường, trung bình 40-55 ca/ngày, số ca phải can thiệp cấp cứu và tử vong cũng cao hơn.

Tại BV Lão khoa, TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ cho biết, trong những ngày trời lạnh, số bệnh nhân đột quỵ chuyển vào khoa cấp cứu tăng gấp 1,5 lần so với bình thường.

Đáng chú ý, trong số những người cấp cứu vì đột quỵ có không ít trường hợp là người già do giữ thói quen đi thể dục quá sớm từ 4-5h sáng. May mắn bệnh nhân được chuyển đến trong khung giờ vàng, kịp can thiệp nên không để lại biến chứng.

BV Bạch Mai cũng từng tiếp nhận nam bệnh nhân 50 tuổi bị đột quỵ do đi tập thể dục quanh Hồ Tây từ 4h sáng. Bệnh nhân ngã quỵ trên vỉa hè, may mắn được người đi đường phát hiện nên gọi 115 chuyển cấp cứu.

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) do liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch.

Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, mạch máu giảm tính đàn hồi, dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch trong khi lòng mạch bị thu hẹp, từ đó dễ gây các biến chứng tắc, đứt mạch máu não...

Đặc biệt với người già, cơ thể thích ứng chậm với thay đổi nhiệt độ đột ngột, nếu mắc kèm thêm các bệnh mạn tính như tăng huyết áp khiến thành mạch máu bị thoái hoá dày lên, sẽ ảnh hưởng tuần hoàn não, động mạch đưa máu lên dễ bị tắc nghẽn...

PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cũng nhấn mạnh, thói quen tập thể dục quá sớm vào trời lạnh rất phản khoa học. Theo đó, nên thay đổi giờ tập thể dục từ 4-5h sáng thành khung giờ 7-9h. Khi tập, cần căn cứ theo sức chịu đựng, có thể vận động, tập trong nhà.

“Điều quan trọng nhất là người dân phải giữ ấm cơ thể, đi ra ngoài phải mặc ấm, kín đầu và cổ. Trời rét đậm, mưa gió người dân không nên ra ngoài, thay vào đó nên tập trong nhà kín gió, ở nơi ấm áp để tránh các nguy cơ có thể gây ra đột quỵ”, PGS Tôn khuyến cáo.

Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Đồng thời, tăng cường ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm có hơn 230.000 ca đột quỵ, hơn 50% trong số này bị tử vong, 90% các trường hợp bị đột quỵ còn sống để lại các biến chứng: Liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức; trầm cảm hay rối loạn cảm xúc; rối loạn tiểu tiện.

Đáng tiếc tại Việt Nam, nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ chưa cao nên tỉ lệ bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu trong khung giờ vàng (trước 6 tiếng) rất thấp, tỉ lệ chung trong toàn quốc là 3,5%, tại một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, tỉ lệ này được 5-7%.

PGS Tôn nhấn mạnh, qua giờ vàng, chi phí điều trị cho bệnh nhân đột quỵ rất tốn kém, tỉ lệ mắc di chứng cao, khả năng hồi phục hạn chế.

Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST:

F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.

A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.

S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.

T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ...

Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng.

Theo Vietnamnet
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.