Bác sĩ chỉ ra 5 di chứng tai biến mạch máu não thường gặp nhất

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới.
Bác sĩ chỉ ra 5 di chứng tai biến mạch máu não thường gặp nhất

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não, làm cho các tế bào não thiếu ôxy và chết, gây nên các rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác,.. Sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và ôxy lên não có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch não hoặc vỡ mạch máu não.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể do mắc các bệnh: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt. Bệnh đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam và là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất, sau bệnh lý tim mạch. Trước đây, bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, hiếm gặp ở người trẻ nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua.

Đáng lưu ý với tình trạng thời tiết rét đậm như hiện nay, số người đến khám và cấp cứu do tai biến mạch máu não tăng cao. Vì thế, các bác sĩ mong muốn giúp người dân, nhất là những người bệnh tim mạch, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ bởi khi mắc bệnh cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.

Sau đây là 5 biến chứng mà người bệnh tai biến mạch máu não thường gặp:

Liệt vận động

Khoảng 90% bệnh nhân đột quỵ bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Đồng thời bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: Cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu... thậm chí tử vong cho người bệnh.

Rối loạn ngôn ngữ

Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối cho chức năng ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi… và gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Để giúp người bệnh có thể giao tiếp được trở lại bình thường, hãy giúp người bị đột quỵ được học lại kỹ năng giao tiếp, bởi đây cũng là cách giúp họ không còn cảm thấy buồn chán vì không được giao lưu với người xung quanh.

Suy giảm nhận thức

Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh đột quỵ não dẫn đến sa sút trí tuệ của người bệnh. Người bệnh bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác….

Trầm cảm hay rối loạn cảm xúc

Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân, cùng với rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp với người khác, không thể tham gia các hoạt động trước đây... Điều này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động... Những trường hợp này thường được khuyến khích người bệnh tham gia nhóm hoặc câu lạc bộ để chia sẻ thông tin.

Rối loạn tiểu tiện

Rối loạn cảm giác và nhận thức khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.

Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng tai biến mạch máu não có liên quan đến lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, lười vận động, tình trạng béo phì... Vì thế, hạn chế bia rượu, thuốc lá là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần năng vận động, nhất là tập thể thao để ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, với thời tiết lạnh ẩm, rét đậm ở nhiều địa phương như hiện nay mọi người cần chú ý giữ ấm toàn thân, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, người có bệnh mãn tính và người lớn tuổi không nên ra đường sớm, không tập thể dục ngoài trời sớm.

Theo Người Lao động
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.