Ông Cardona phát biểu: “Chủ nghĩa bài Do Thái chính là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bị cấm theo Điều IV của Đạo luật Dân quyền năm 1964. Mọi học sinh đều xứng đáng được học trong một môi trường nơi các em có thể tự do là chính mình”
Chủ nghĩa bài Do Thái luôn được coi là một vấn đề cấp thiết tại Mỹ. Tuy nhiên, đảng Cộng Hòa lên án chính quyền Biden vẫn chưa có phương án giải quyết để ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Đứng trước nghi vấn liệu nguồn tài trợ của liên bang có bị rút lại hay không, Bộ trưởng Cardona tuyên bố: "Nếu các trường học không tuân thủ Điều VI của Đạo luật Dân quyền thì điều đó chắc chắn xảy ra.”
Ông tận dụng mọi cơ hội để yêu cầu Quốc hội hỗ trợ Bộ giáo dục trong việc thực hiện 145 cuộc điều tra dựa trên điều VI, trong đó 100 cuộc được bắt đầu sau cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Israel ngày 7/10 năm ngoái.
“Ở Mỹ nói chung và các trường học nói riêng, không được phép tồn tại chủ nghĩa bài Do thái hay bắt nạt, phân biệt chủng tộc đối với người Do thái dưới mọi hình thức”, ông Cardona tuyên bố.
Hạ nghị sĩ Kevin Kiley, R-Calif., người luôn có mặt trong những phiên điều trần chống chủ nghĩa bài Do Thái cùng với hiệu trưởng các trường trực thuộc hệ thống Ivy League - nhóm các trường đại học hàng đầu nước Mỹ, lên tiếng: “Với tư cách là Bộ trưởng Giáo dục, ông muốn truyền tải thông điệp gì tới những sinh viên Do thái bị xa lánh và những người đang biểu tình phán đối về chủ nghĩa này ngoài kia? Liệu họ có xứng đáng bị đối xử như vậy không”
Ngoài chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa bài Hồi giáo cũng là vấn đề đang gia tăng tại các bang thuộc Đảng Dân chủ. Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Ilhan Omar từ bang Minnesota cho biết sự việc các sinh viên phản đối nạn diệt chủng ở Gaza bị cô lập khiến bà vô cùng bức xúc.
Bộ trưởng Cardona phản hồi: “Theo thông tin tôi nhận được, các gia đình Do Thái và Hồi giáo luôn phải sống với sự bất công và lo sợ. Trẻ em phải giấu đi biểu tượng đức tin của mình để không bị bắt nạt. Là một người cha và là nhà giáo dục, tôi vô cùng phản đối và đau lòng trước những điều đó”.