Bộ VHTTDL lên tiếng về kiệt tác của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng nặng

(Ngày Nay) - Liên quan đến kiệt tác “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bị hư hỏng nặng, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã có công văn trả lời về vấn đề này.
Bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí được Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia từ năm 2003
Bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí được Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia từ năm 2003

Theo nguồn tin đăng tải trên TTXVN, tối 23/4, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ VHTTDL -  Nguyễn Thái Bình thông tin cho biết: Bộ đã có văn bản số 316/VP-TT gửi Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục Di sản văn hóa; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để thông báo ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện về việc kiểm tra việc bảo quản bảo vật bức tranh quốc gia “Vườn xuân Trung Nam Bắc”. 

Văn bản nêu rõ: Liên quan đến những thông tin về việc bảo vật quốc gia - bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng, Bộ trưởng giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Cục Di sản văn hóa và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẩn trương kiểm tra tình hình thực tế tại địa phương.

Các đơn vị này phải làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan, đơn vị liên quan về việc bảo quản bảo vật quốc gia bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Các đơn vị phải báo cáo Bộ trưởng về việc này trước ngày 3/5/2019. 

Bộ VHTTDL lên tiếng về kiệt tác của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng nặng ảnh 1

Bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc lúc chưa vệ sinh (trên) và sau khi vệ sinh (dưới)

Trước đó, trên một số phương tiện truyền thông thông tin về việc vệ sinh bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Theo phản ánh, công tác tháo dỡ, vệ sinh bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” được thực hiện từ khoảng cuối tháng 12/2018 đến tháng 2/2019. Trong giai đoạn này, chỉ có một số người thợ trực tiếp vệ sinh tranh chứ không có sự giám sát của các họa sĩ, nhà chuyên môn.

Ngay sau khi trưng bày lại tác phẩm, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM phát hiện nhiều vị trí trên tranh bị bong tróc nên đã thành lập một hội đồng thẩm định hư hại. Hiện nay, theo một số đánh giá của các nhà chuyên môn, việc vệ sinh đã làm hỏng một phần bức tranh, báo Tổ Quốc thông tin.

Theo hồ sơ di sản, tư liệu của Cục Di sản văn hóa: Tác phẩm “Vườn xuân Trung Nam Bắc” được danh họa Nguyễn Gia Trí sáng tác vào giai đoạn đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, tác phẩm như lời nguyện cầu thống nhất và hạnh phúc cho quê hương.

Tác phẩm có thời gian sáng tác kéo dài trong 20 năm, khởi đầu từ năm 1969 và hoàn thành năm 1989. Tranh bằng chất liệu sơn mài, mô tả không khí ngày xuân và hình ảnh các thiếu nữ ba miền Trung, Nam, Bắc trong trang phục truyền thống, đi dự hội xuân, chùa chiền, cây cối xung quanh. Đây là bức tranh được xếp vào loại “bảo vật của quốc gia” vì là hiện vật gốc, độc bản. Năm 1991, tác phẩm được UBND TP.HCM mua với giá 100.000 USD và trao tặng cho Bảo tàng Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, tranh được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng từ đó đến nay, theo báo Văn Hóa.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.