Bộ VHTTDL lên tiếng việc truyền thông Trung Quốc 'chiếm đoạt áo dài'

(Ngày Nay) - Trong năm 2020, các cơ quan chức năng sẽ cố gắng hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Áo dài Việt bị coi là "sáng tạo" của thương hiệu thời trang Trung Quốc

Tại Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 diễn ra ở Bắc Kinh khai mạc ngày 25/10/2018, Ne-Tiger - một thương hiệu thời trang nội của Trung Quốc - đã công bố nhiều bộ sưu tập thời trang của họ, trong đó có những mẫu thiết kế cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng lại được giới thiệu là "sự sáng tạo" của nhà thiết kế.

Ngày 25/10/2019, cũng tại Bắc Kinh, Tuần lễ thời trang xuân hè 2020 có sự góp mặt của thương hiệu thời trang Ne-Tiger này. Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu Ne-Tiger, tuyên bố quan điểm của ông "khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc".

Ông này cũng nói: "Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới".

Vụ việc này được tờ China Daily phiên bản tiếng Anh đăng tải không chỉ khiến dư luận Việt Nam mà cả giới nghiên cứu cũng thấy bất ổn trong suốt thời gian vừa qua.

Bộ VHTTDL lên tiếng việc truyền thông Trung Quốc 'chiếm đoạt áo dài' ảnh 1

Truyền thông Trung Quốc gọi áo dài là "Phong cách Trung Quốc được yêu thích tại China S/S Fashion Week".

Bàn về vấn đề này, sáng 3/1, ông Nguyễn Thái Bình - Người phát ngôn, Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mới có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả bước đầu của buổi làm việc là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có thể là đơn vị đứng ra làm hồ sơ đề nghị công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Cục Di sản Văn hóa; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoàn thiện hồ sơ.

Các cơ quan chức năng sẽ cố gắng hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể trong năm 2020.

Đó là một sự chiếm đoạt văn hóa

Trước đó, NTK Minh Hạnh từng chia sẻ Sự chiếm dụng văn hóa rất nguy hiểm. Việc thương hiệu thời trang Ne-Tiger của Trung Quốc giới thiệu bộ sưu tập giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam là sự chiếm dụng văn hóa rất nguy hiểm, như một dạng "đường lưỡi bò" trong văn hóa.

Theo bà, Việt Nam không thể đem áo dài lên Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đi đăng ký sở hữu trí tuệ, bởi việc đăng ký sở hữu trí tuệ thuộc về một cá nhân cụ thể. Vì vậy, để giải quyết vấn đề, phía Việt Nam phải công bố áo dài là quốc phục. Nếu chúng ta không làm vậy, một lần nữa chúng ta bị "việt vị" như những lần phát hiện bản đồ có "đường lưỡi bò" trong GPS xe hơi, trong phim ảnh...

Thương hiệu thời trang Ne-Tiger là một trong những thương hiệu hàng đầu và có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực thời trang ở Trung Quốc. Với tầm ảnh hưởng của mình, Ne-Tiger hoàn toàn có thể biến áo dài của Việt Nam trở thành thường phục của người dân một tỉnh nào đó ở Trung Quốc nếu chúng ta không đăng ký sở hữu trí tuệ.

Bộ VHTTDL lên tiếng việc truyền thông Trung Quốc 'chiếm đoạt áo dài' ảnh 2

Nhà thiết kế Minh Hạnh

Đồng quan điểm với NTK Minh Hạnh, ông Diego Chula (nhà thiết kế Tây Ban Nha nhiều năm sống và làm việc tại Việt Nam) cũng cho rằng việc nhà thiết kế Trung Quốc nhận bộ sưu tập đó là sáng tạo của họ thực sự là điều đặc biệt đáng tiếc cho chính họ. Rõ ràng đây là sự chiếm đoạt văn hóa với áo dài và nón lá của Việt Nam.

Theo ông, áo dài là bản sắc văn hóa Việt Nam. Người ta có thể thấy một lịch sử dài lâu của áo dài Việt Nam từ thế kỷ trước qua hội họa, thơ, nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh.

Ông Diego Chula nghĩ rằng nhà thiết kế người Trung Quốc này sẽ chẳng nhận được bất kỳ thành công nào khi cố gắng chiếm lấy áo dài thành sản phẩm sáng tạo của Trung Quốc, bởi cả thế giới đều biết mối quan hệ giữa Việt Nam và áo dài.

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.