Mục tiêu của Boeing, vốn đòi hỏi những tiến bộ đối với hệ thống máy bay phản lực, nâng cao yêu cầu pha trộn nhiên liệu và chứng nhận an toàn của các cơ quan quản lý toàn cầu, là trọng tâm của mục tiêu rộng lớn hơn đó là giảm một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2050.
Giám đốc chiến lược bền vững của Boeing Sean Newsum, cho biết: “Đây là một thách thức to lớn. Ngành hàng không cam kết thực hiện phần việc của mình để giảm lượng khí thải carbon".
Các chuyến bay thương mại hiện chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon toàn cầu và khoảng 12% lượng khí thải vận tải, theo số liệu của Nhóm Hành động Vận tải Hàng không.
Về cơ bản, Boeing chỉ còn một thập kỷ để đạt được mục tiêu của mình vì các máy bay phản lực đi vào hoạt động vào năm 2030 thường sẽ hoạt động đến năm 2050.
Công ty hàng không lớn nhất thế giới cũng phải đương đầu với nhiệm vụ đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và 20 tháng sửa chữa dòng máy bay bán chạy nhất của mình - 737 MAX, sau các vụ tai nạn chết người, những sự việc này đã khiến tài chính và nguồn lực kỹ thuật của công ty gặp áp lực.
Trước đó vào năm 2018, Boeing đã tổ chức chuyến bay thương mại đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% nhiên liệu sinh học trên chuyên cơ vận tải FedEx Corp 777.
Boeing và đối thủ Airbus cũng đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon thông qua việc giảm trọng lượng và lực cản trên các thế hệ máy bay mới.
Hiện tại, nhiên liệu sinh học được trộn trực tiếp với nhiên liệu máy bay thông thường với tỷ lệ pha trộn 50/50, đây là mức tối đa cho phép theo các thông số kỹ thuật nhiên liệu hiện tại, Boeing cho biết.
Trước tiên, Boeing phải xác định những thay đổi cần thực hiện để thực hiện chuyến bay an toàn trên các nhiên liệu thay thế có nguồn gốc từ dầu thực vật đã qua sử dụng, mỡ động vật, đường mía, chất thải và các nguồn khác.