Tại phần hội thảo chuyên đề “Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” trong khuôn khổ Hội nghị APNN, PGS.TS Lê Bạch Mai đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về xu hướng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trong bữa ăn của người Việt Nam.
Theo bà Mai, so với nhiều năm trước, cơ cấu khẩu phần ăn của ngườI Việt Nam có sự thay đổi đang kể, theo xu hướng tăng lượng thịt, chất béo, giảm lượng rau xanh dù tổng năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn không có sự thay đổi.
“Thịt tăng lên, người dân cũng đi ăn tiệm nhiều hơn thay vì ăn ở nhà nên làm cho tỉ lệ chất béo xấu trong khẩu phần tăng lên, tỉ lệ protein cũng tăng trong khi sản phẩm không mỡ thì giảm xuống, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân” – bà Mai nhận định.
Lượng protein tăng cao trong bữa ăn, chủ yếu rơi vào nhóm các thực phẩm từ thịt, trứng. Cơm gạo vẫn là nhóm tinh bột chủ yếu, tuy nhiên theo bà Mai, xu hướng ăn tinh bột đang cần được khuyến khích và có dấu hiệu tích cực là lượng gạo tiêu thụ trong bữa ăn đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, các chất béo xấu từ đồng vật lại là nhóm thực phẩm có tỉ lệ tăng cao, điều này gây nên các bệnh lý truyền nhiễm, bệnh mạn tính không chỉ suy dinh dưỡng mà còn là dư thừa dinh dưỡng như béo phì, tim mạch, tiểu đường, thậm chí ung thư gia tăng.
Chất lượng sống hiện nay của một bộ phận người dân tăng lên, chất lượng dinh dưỡng về bữa ăn cũng tăng. Sự dư thừa năng lượng liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của thừa cân, béo phì. Tiêu thụ thịt, chất béo cũng làm tỉ lệ người có hàm lượng lipit trong máu tăng, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên.
“Chúng tôi luôn có các khuyến nghị khẩu phần ăn khác nhau cho từng nhóm đối tượng, lứa tuổi. Việc dùng muối cũng được khuyến cáo bởi WHO, theo đó mỗi ngưỡi lớn nên sử dụng dưới 5g muối mỗi ngày” – bà Lê Bạch Mai nhấn mạnh.