'Bức tường thành' vaccine: Giải pháp ngăn chặn biến thể Delta

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học mới đây cho biết tốc độ lây nhiễm của biến thể Delta sẽ tạo thêm áp lực lên chiến dịch tiêm chủng của các quốc gua. 
'Bức tường thành' vaccine: Giải pháp ngăn chặn biến thể Delta

Biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, đến nay đã xuất hiện ở ít nhất 92 quốc gia và được coi là biến thể "nguy hiểm nhất” của virus SARS–CoV–2. Theo phân tích của các chuyên gia, biến thể này có khả năng phát hiện và dễ dàng xâm nhập vào tế bào những người có nguy cơ cao, dễ bị nhiễm bệnh – đặc biệt là ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Tại Anh – nơi mà các ca nhiễm biến thể Delta chiếm 99% các trường hợp mới được xác định, một nghiên cứu đã được thực hiện và cho kết quả là biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 60% so với biến thể Alpha – biến thể lần đầu được phát hiện tại quốc gia này và từng là biến thế phổ biến nhất.

Những người nhiễm biến thể này cũng có nguy cơ phải nhập viện cao hơn, thậm chí xảy ra tình trạng kháng vaccine, đặc biệt là ở những đối tượnng mới chỉ được tiêm một liều.

“Đây là vấn đề khi mà vaccine là vũ khí duy nhất để đẩy lùi dịch bệnh, và nó sẽ không thể đạt được hiệu quả cần thiết khi các nước chưa đạt được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng… mức độ bao phủ của vaccine càng cao sẽ càng giúp chúng ta có thể ngăn chặn được biến thể này”, Tiến sĩ Stephen Griffin, một nhà chuyên gia nghiên cứu về virus và là giảng viên tại trường Y khoa thuộc Đại học Leeds.

“Chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện song song hai việc bao gồm ngăn chặn, giảm thiểu các ca nhiễm mới và đẩy nhanh việc sản xuất , tiêm chủng vaccine”, Tiến sĩ Griffin nhấn mạnh.

Những lời kêu gọi thận trọng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh liên tục được đưa ra sau khi một nghiên cứu được thực hiện ở Úc công bố về khả năng lây nhiễm của biến thể Delta.

Dựa trên cảnh quay của đài CCTV, các quan chức y tế đã bày tỏ quan ngại khi biến thể này dễ dàng lây lan đến mức đáng sợ, những người chỉ di chuyển ngang qua nhau trong khoảng từ 5-10 giây tại một trung tâm thương mại ở Sydney cũng có nguy cơ bị nhiễm virus.

Vào thời điểm đó, tại Sydney không có bất kì quy định nào bắt buộc đeo khẩu trang, và chỉ có chưa đến 5% dân số Úc đã được tiêm hai liều. Vào Thứ Bảy tuần trước, thành phố này và một số khu vực xung quanh đã phải thực hiện các biệt pháp phong toả nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Delta.

Biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh gấp nhiều lẫn những biến thể đã từng được phát hiện, nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến nó trở nên nguy hiểm như vậy.

Giáo sư Catherine Noakes, một thành viên Nhóm cố vấn khoa học về các trường hợp khẩn cấp (Sage) của Anh và là một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Leeds, đã đưa ra ba giả thuyết về những nguyên nhân có thể xảy ra, bao gồm: những người bị nhiễm bệnh hấp thụ lượng virus cao hơn, đồng nghĩa với việc là cơ thể họ sẽ tạo ra nhiều hạt phân tử nhỏ hơn; lượng nhỏ virus cũng khiến cho người tiếp xúc bị nhiễm bệnh; hoặc thời gian tiếp xúc dù ngắn với người bị nhiễm virus cũng đủ để lây bệnh.

Giáo sư Noakes giải thích thêm rằng một người hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh khi ở gần người mang mầm bệnh trong vài giây, bởi nếu người mang mầm bệnh thở ra không khí một lượng virus, những người xung quanh có thể sẽ tình cờ hít phải vào thời điểm đó. “Tuy nhiên, nó không có nghĩa là virus luôn luôn lây nhiễm giữa các cá thể theo cách đó. Đây chỉ là một tình huống được giả định mà thôi”, bà Noakes khẳng định.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, và thực hành các biện pháp phòng ngừa khác dành cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ nhằm “đảm bảo sự an toàn” trước sự lây lan của biến thể Delta.

Dù 55% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ hai mũi vaccine, Israel đã phải tái áp đặt quy định đeo khẩu trang vào hôm Thứ Sáu tuần trước - chỉ 10 ngày sau khi dỡ bỏ, nhằm ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của các trường hợp nhiễm biến thể Delta. Các ca nhiễm mới tại nước này đã tăng hơn 4 lần trong tuần trước, do hai ổ dịch bùng phát tại các trường học. Tháng trước, Israel đã cho phép tiêm vaccine ngừa COVID – 19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 15 tuổi, nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm này vẫn là rất thấp.

“Kịch bản lý tưởng là chúng ta xây dựng được một ‘bức tường thành vaccine’ trước sự xâm nhập của các biến thể bởi vì điều đó có nghĩa là ngay cả khi dịch bệnh bùng phát, nó vẫn có thể hoàn toàn được kiểm soát và không gây ra quá nhiều lo ngại”, Tiến sĩ Griffin nhận định.

“Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đạt được đến mức miễn dịch cộng đồng cần thiết, vì vậy nếu các ca bệnh gia tăng thì rất nhiều người sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua trẻ em trong các chiến dịch tiêm chủng. Nếu làm được điều đó, chúng ta có thể kết thúc chu kỳ biến đổi của virus".

Theo The Guardian
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.