“Dự án của chúng tôi bắt đầu từ năm 2012. Năm ngoái, giáo sư Kyoichi Mori - nhà động vật học biển đã đưa ra một vài ý kiến tham khảo để chúng tôi có thể hoàn thành dự án. Chúng tôi rất háo hức để thu thập những video về những con cá nhà táng khi chúng đang săn mồi. Chẳng có ai biết được chuyện gì xảy ra khi một con cá nhà táng ăn một co mực khổng lồ cả”, Giáo sư Yuichi Tsumaki - một trong những nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.
Theo truyền thống, các loài động vật được nghiên cứu bằng cách quan sát trực quan hành vi và thói quen sinh học của chúng. Tuy nhiên, những phương pháp quan sát trực quan này rất khó thực hiện khi nghiên cứu hệ sinh thái của các động vật biển, đặc biệt là những loài sống ở sâu dưới đáy dại dương.
Ngày nay, công nghệ kỹ thuật sinh học đã được cải thiện đáng kể, cũng vì thế mà công việc của các nhà nghiên cứu đang dần trở nên dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, những tiến bộ trong công nghệ điện tử đã dẫ giúp các nhà sinh vật học có thể nghiên cứu được nhiều loài động vật có với nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau..
Thiết bị sinh học mới có tên là Biologgers cho phép các nhà nghiên cứu có được nhiều thông tin hơn về các loài độgn vật biển bao gồm quỹ đạo chuyển động 3 chiều, tốc độ bơi và độ sâu lặn cũng như các dự liệu sinh lý như nhiệt độ cơ thể và chỉ số điện tâm đồ. Một số thiết bị còn được trang bị máy ảnh dó đó có thể có được những hình ảnh và video mà trước đây chưa từng có về hành vi săn mồi hay các mối quan hệ xã hội của động vật.
“Chúng tôi muốn gắn máy ghi hình ở khu vực miệng của một con cá nhà táng với mục đích quay cảnh săn mồi của nó. Để làm được điều này, chúng tôi đang phát triển một thiết bị có khả năng tiếp cận khu vực miệng của động vật. Thiết bị này phải đạt yêu cầu về sự gọn nhẹ và tính cơ động ở độ sau hơn 1000m”, Tsumaki giải thích.
Thiết bị do Tsumaki và các đồng nghiệp của ông phát triển giúp cải thiện tầm nhìn của các nhà nghiên cứu ở khu vực miệng của con cá nhà táng khi nó di chuyển dưới đáy biển sâu, di chuyển dọc theo bề mặt cơ thể của động vật bằng công nghệ robot.
“Chúng tôi đã giảm kích thước bằng cách tập trung hệ thống van, gia tăng lực hấp thụ bằng cách tăng kích thước và độ linh hoạt của các ống hút. Thiết bị này đã đạt được ‘chuyển động đi bộ hấp thụ’ ở độ sâu 500 m, chỉ sử dụng tác động của dòng nước làm năng lượng mà không cần dựa vào bộ xử lý trung tâm (CPU) và pin riêng biệt.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị Biologgers trong phòng thí nghiệm và tại hiện trường. Họ phát hiện ta rằng nó có thể di chuyển thành công trên bề mặt acrylic phẳng ở độ sâu gần 500m, điều này khẳng định khả năng ứng dụng của nó trong môi trường biển sâu.
Trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm với bể nước, thiết bị Biologgers có thể di chuyển trên bề mặt acrylic cong bán kính 1,5 m, với tỷ lệ thành công 46%. Những phát hiện sơ bộ này cho thấy công nghệ này có thể chưa được áp dụng trong các tình huống thực tế, nơi nó sẽ cần phải di chuyển quãng đường dài hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, dự án này mang lại kết quả rất hứa hẹn, cho thấy tiềm năng lớn cho một loạt các ứng dụng dưới nước.