Cà phê muối trở thành xu hướng ẩm thực trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kênh CNN vừa đăng tải một bài viết giới thiệu về cà phê muối của Việt Nam và giải mã cách thức uống này trở thành một xu hướng ẩm thực mới.
Cà phê muối trở thành xu hướng ẩm thực trên thế giới

Những tháng gần đây, tại các chuỗi cửa hàng Starbucks, cách tuỳ chỉnh đồ uống để có hương vị giống với cà phê đá Việt Nam đã trở thành xu hướng phổ biến trên các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok. Cùng với đó, ngày càng có nhiều cư dân mạng chia sẻ bí quyết pha phiên bản đặc biệt của loại đồ uống này – đó là cà phê muối.

Tại thành phố Huế, một quán cà phê nhỏ, bình dân đã được biết đến là nơi chế tạo ra loại đồ uống đang rất phổ biến này. Chủ quán chia sẻ với CNN rằng cà phê muối là hỗn hợp sữa đặc có đường, muối và cà phê đen Việt Nam, có kem phủ phía trên. Thực khách có thể uống nóng hoặc cho thêm đá.

“Chúng tôi đã tạo ra món cà phê muối vào năm 2010 khi mở quán cà phê Cà phê muối đầu tiên tại số 10 phố Nguyễn Lương Bằng. Sự kết hợp giữa sữa đặc, muối và cà phê đen tạo ra hỗn hợp kem làm dịu vị đắng của cà phê và cân bằng vị ngọt của sữa”, chị Hồ Thị Thanh Hương và Trần Nguyễn Hữu Phong, chủ quán cà phê chia sẻ với CNN.

Anh chị cũng chia sẻ rằng nếu muốn mở một quán cà phê, họ phải làm điều gì đó khác biệt một chút để thu hút và níu chân khách hàng. Và chiến lược này đã phát huy hiệu quả. Người dân địa phương và khách du lịch tò mò bắt đầu đến thưởng thức và họ thích thức uống này.

Theo chủ quán, người Huế có thói quen uống cà phê đen với đường hoặc sữa đặc, vì vậy cà phê muối được coi là một thức uống kỳ lạ.

“Người Huế có thói quen uống cà phê đen với đường hoặc sữa đặc nên cà phê mặn bị coi là đồ uống lạ. Chúng tôi thực sự biết ơn những khách hàng đầu tiên, họ đã sẵn lòng thử thức uống kỳ lạ này và phản hồi để chúng tôi nhanh chóng hoàn thiện hương vị”.

Chẳng bao lâu sau, cà phê muối trở nên nổi tiếng như một thức uống đặc sản ở thành phố Huế và các quán cà phê trên khắp Việt Nam cũng bắt đầu phục vụ thức uống này. Sau đại dịch COVID-19, cà phê muối dường như đã trở thành xu hướng trên khắp Việt Nam.

Hiện nay, quán cà phê muối còn đóng chai thức uống của họ để bán ra thị trường.

Mặc dù tên gọi cà phê muối nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hương vị của loại cà phê này thực sự hấp dẫn. Sữa đặc có đường giúp cân bằng vị đắng của cà phê và muối làm tăng thêm vị ngọt, giống như cách thêm một chút muối trong caramel để hương vị nổi bật hơn.

Các chi nhánh của Starbucks tại Việt Nam cũng đã tham gia làn sóng cà phê muối, ra mắt phiên bản cà phê muối riêng vào tháng 5 năm nay.

Thực chất, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất thêm muối vào cà phê. Vào năm 2023, một bài báo trên Bon Appetit đã gợi ý độc giả nên thêm muối vào đồ uống để giảm bớt vị đắng và tăng hương vị. Bài báo lưu ý rằng truyền thống này đã có từ hàng trăm năm trước ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Siberia.

Cà phê Việt Nam truyền thống được pha bằng phin - dụng cụ pha chế bằng kim loại, có lọc - được đặt trên một chiếc cốc hoặc ấm. Nhiều người thích thêm 1-2 thìa sữa đặc có đường vào hỗn hợp và khuấy đều.

Kênh CNN cho rằng cà phê muối chỉ là một trong số nhiều loại cà phê đặc trưng của Việt Nam khiến những người chưa từng nếm thử phải ngạc nhiên.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel công bố năm 2023, người tiêu dùng bên ngoài châu Á ngày càng quan tâm đến những trải nghiệm và hương vị cà phê mới lạ này. Khoảng 71% người tiêu dùng thuộc thế hệ Z được Mintel phỏng vấn tại Mỹ cho biết họ muốn thử các loại đồ uống cà phê lấy cảm hứng từ châu Á như cà phê Việt Nam.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.