Các ngành công nghiệp ‘mạnh dạn’ đề xuất mức tăng trưởng năm 2018

(Ngày Nay) -  Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2018 đang duy trì đà tăng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính thúc đẩy mức tăng chu
 Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2018 đang duy trì đà tăng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính thúc đẩy mức tăng chung của toàn ngành.
Các ngành công nghiệp ‘mạnh dạn’ đề xuất mức tăng trưởng năm 2018

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, các ngành công nghiệp chủ chốt như khai thác dầu khí, than điện, chế biến chế tạo đều có mức tăng trưởng khá, đáp ứng yêu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.

Cụ thể, với ngành dầu, khí, trong quý I/2018, giá dầu thô bình quân khoảng 68,5 USD/thùng, cao hơn mức dự kiến và cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 khoảng 58 USD/thùng). Sản lượng dầu mỏ thô khai thác đạt khoảng 3,64 triệu tấn, cao hơn mức dự kiến (3,57 triệu tấn), giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2017. Khai thác khí ước đạt 2,71 tỷ m3, cao hơn mức dự kiến (2,5 tỷ m3), tăng 7,5%.

Về mục tiêu trong năm, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Công Thương trên cơ sở phương án giá dầu 50 USD/thùng, sản lượng dầu thô khai thác trong năm dự kiến giảm dần từng quý do các mỏ đã vào giai đoạn suy thoái. Riêng quý IV có thêm một mỏ đi vào hoạt động nên sản lượng khai thác quý IV cao hơn quý III, dự kiến sản lượng cả năm đạt khoảng 11,31 triệu tấn (bằng mục tiêu kế hoạch đề ra), giảm 14,7% so với năm 2017.

Trong đó, quý I dự kiến khai thác khoảng 3,57 triệu tấn, bằng 27% kế hoạch năm; hết quý II phấn đấu đạt 53% kế hoạch năm, đến quý III đạt 76% kế hoạch năm và hoàn thành kế hoạch trong quý IV.

Sản lượng khí khai thác cả năm ước đạt 9,6 tỷ m3 (bằng mục tiêu kế hoạch đề ra).

Với ngành than, dự kiến sản lượng than khai thác cả năm đạt khoảng 41,51 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2017.

Trong đó, quý I ước đạt 10,76 triệu tấn, bằng 25,92% kế hoạch năm, đến hết quý II đạt 49,07% kế hoạch năm, đến hết quý III đạt 72,22% kế hoạch năm và hoàn thành kế hoạch trong quý IV.

Quý I vừa qua, theo báo cáo của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, sản lượng than nguyên khai ước đạt 9,38 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2017, than sạch thành phẩm ước đạt 8,53 triệu tấn, tương đương cùng kỳ; than sạch tiêu thụ ước đạt 9,71 triệu tấn, tăng 13%, trong đó: Tiêu thụ trong nước khoảng 9,29 triệu tấn, tăng 11%; xuất khẩu khoảng 412.000 tấn, tăn hơn 2,3 lần; tồn kho than sạch khoảng 8 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với thời điểm đầu năm.

Ngành điện dự kiến sản lượng điện sản xuất và mua cả năm ước đạt 210,5 tỷ KWh, tăng 9,1%, trong đó: sản lượng điện sản xuất và mua quý I ước đạt 46,41 tỷ kWh, bằng khoảng 21,8% kế hoạch năm; phấn đấu đến hết quý II, đạt khoảng 47,4% kế hoạch năm, đến hết quý III khoảng 73,9% kế hoạch năm và cơ bản hoàn thành kế hoạch trong quý IV.

Riêng ngành công nghiệp chế biến chế tạo dự kiến đối mặt với một số khó khăn do 3 nguyên nhân chủ yếu: chi phí đầu vào tăng; tác động từ việc các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước của các quốc gia có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trưởng tiêu thụ sản phẩm; tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là dệt may, da giày.

Tuy nhiên, dưới tác động của việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8/3/2018 và các hiệp định thương mại tự do khác đã giúp nâng cao mức kỳ vọng thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tính chung quý I, có 8 sản phẩm sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng cao (từ 10% trở lên) so với cùng kỳ năm 2017, gồm: Sắt, thép thô tăng 37,2%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 27,8%; sữa bột tăng 26,9%; ti vi tăng 21,2%; thức ăn cho thủy sản tăng 17,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 12,9%; thuỷ hải sản chế biến tăng 11,7%; bia tăng 10,1%. Một số sản phẩm tăng khá (từ 5-10%) so với cùng kỳ, như: Ô tô tăng 9,2%; quần áo mặc thường tăng 8,9%; xi măng tăng 7,4%; đường kính tăng 5,8%; thép thanh, thép góc tăng 4,9%.

Đánh giá chung, Bộ KH&ĐT cho rằng, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng cao nhờ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố thuận lợi cả trong và ngoài nước.

Về tình hình thế giới, xu thế phục hồi của tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu và sự cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước mang lại động lực tích cực cho sản xuất, kinh doanh, nhất là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 1/2018 đã tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng, đạt 53,4 điểm và tiếp tục tăng lên mức 53,5 điểm vào tháng 2/2018 cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất.

Trong nước, ngành công nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng; bảo vệ lợi ích hợp pháp các ngành sản xuất trong nước; đẩy mạnh thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, giải phóng lực lượng sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng sản lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong những tháng còn lại, ngành công nghiệp cần tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, tập trung thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực trọng điểm và tháo gỡ những khó khăn, giải quyết các dự án đang tồn đọng, các dự án còn vướng mắc trong từng ngành, lĩnh vực để khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Cũng trong ngày hôm nay (30/3), tại Hội nghị về thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì, Bộ KH&ĐT đã dự báo, đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng chi tiết từng quý để làm cơ sở điều hành.

Theo Chính phủ
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.