Giải Nobel Hóa học vinh danh 2 nhà khoa học nữ

(Ngày Nay) - Hai nhà khoa học đã đoạt giải Nobel Hóa học năm nay sau khi phát triển một phương pháp chỉnh sửa gen được ví như “cây kéo phân tử” mang đến triển vọng chữa khỏi các bệnh di truyền.
Nhà hóa sinh người Mỹ Jennifer A. Doudna (trái) và nhà vi sinh vật người Pháp Emmanuelle Charpentier (phải). Ảnh: AP
Nhà hóa sinh người Mỹ Jennifer A. Doudna (trái) và nhà vi sinh vật người Pháp Emmanuelle Charpentier (phải). Ảnh: AP

Hai nhà khoa học nữ Emmanuelle Charpentier (Pháp) và Jennifer A.Doudna (Mỹ) đã đưa ra một phương pháp được gọi là CRISPR-cas9 có thể được sử dụng để thay đổi ADN của động vật, thực vật và vi sinh vật.

Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ cùng đoạt giải Nobel Hóa học, giải thưởng vốn có sự chênh lệch về giới rất lớn.

Công trình nghiên cứu của Charpentier và Doudna cho phép tạo ra các đoạn cắt sắc nét bằng laser trong chuỗi dài ADN tạo nên "mã sự sống", giúp các nhà nghiên cứu chỉnh sửa chính xác các gen cụ thể để loại bỏ các lỗi dẫn đến bệnh tật.

Claes Gustafsson, chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học cho biết: “Có một sức mạnh to lớn trong công cụ di truyền này, ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nó không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học cơ bản mà còn tạo ra những cây trồng sáng tạo và sẽ dẫn đến những phương pháp điều trị y tế mới mang tính đột phá”.

Tiến sĩ Francis Collins, người dẫn đầu nỗ lực lập bản đồ bộ gen người, cho biết công nghệ này “đã thay đổi mọi thứ” về cách tiếp cận các bệnh có nguyên nhân di truyền, chẳng hạn như bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Emmanuelle Charpentier, 51 tuổi, hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin của ban tổ chức.

“Thật kỳ lạ, tôi đã được nói nhiều lần rằng tôi có khả năng chiến thắng, nhưng khi điều đó xảy ra, tôi lại rất ngạc nhiên và cảm thấy rằng nó không có thật. Nhưng rõ ràng là nó có thật, vì vậy tôi phải làm quen với nó ngay bây giờ", Charpentier chia sẻ cảm xúc.

Nghiên cứu đột phá do Charpentier và Doudna thực hiện được công bố vào năm 2012, đi ngược lại truyền thống của giải Nobel thường chỉ vinh danh các công trình ra đời từ nhiều thập kỷ trước.

Giải thưởng danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng 10 triệu kronor (hơn 1,1 triệu USD).

Hôm thứ Hai, Ủy ban Nobel đã trao giải Y, Sinh cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter và Charles M. Rice và Michael Houghton vì đã phát hiện ra virus viêm gan C. Giải thưởng Vật lý hôm thứ Ba đã thuộc về 3 nhà khoa học Roger Penrose của Anh, Reinhard Genzel của Đức và Andrea Ghez của Mỹ vì những đột phá của họ trong việc tìm hiểu những bí ẩn của các lỗ đen vũ trụ.

Theo AP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.