Các nhà khoa học vừa tạo ra loài sứa nửa robot

Sứa thường bơi được khoảng 1,2 m/phút, nhưng trong thí nghiệm, sứa cyborg tăng tốc gần gấp ba lần. Các xung điện làm cho mạch đập thân sứa nhanh hơn, từ đó tăng tốc độ bơi.
Sứa cyborg mở ra tiềm năng lớn cho việc tạo ra các loài sinh vật cơ khí khác. (Ảnh: Caltech).
Sứa cyborg mở ra tiềm năng lớn cho việc tạo ra các loài sinh vật cơ khí khác. (Ảnh: Caltech).

Các nhà khoa học tại California đã tạo ra thứ dường như chỉ tồn tại trong phim Hollywood: sứa cyborg. Loài sinh vật kỳ lạ nửa sứa, nửa robot có thể bơi nhanh gần ba lần so với sứa thông thường.

Các kỹ sư tại Đại học Stanford và Caltech cho biết loài sứa này giúp con người mở rộng hiểu biết về những vùng biển sâu. Song những robot sinh học này cũng đặt nhiều nghi vấn về đạo đức công nghệ bên cạnh tiềm năng của chúng.

“Chúng tôi cố gắng tận dụng hết mức đặc tính sinh học tự nhiên và kết hợp những gì tốt nhất chúng tôi có thể tạo ra”, John Dabiri, Giáo sư lâu năm mảng Hàng không và Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Caltech cho biết.

"Sứa là động vật nguyên thủy không xương sống, hầu như không thay đổi trong 500 triệu năm qua. Chúng không có não, phổi hay hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt, chúng cũng không bị tổn hại gì trong suốt thời gian thí nghiệm tại Stanford", giáo sư Dabiri nói.

Dabiri cùng cộng sự đã tạo ra thiết bị kích thước bằng đồng xu, chứa vi mạch và cục pin nhỏ. Sử dụng một thanh gai, nhóm gắn thiết bị vào mặt dưới cơ thể sứa mặt trăng. Sau đó, những dòng điện nhỏ chạy từ thiết bị đến các điện cực trên mô cơ sứa.

Sứa thường bơi được khoảng 1,2 m/phút, nhưng trong thí nghiệm, sứa cyborg tăng tốc gần gấp ba lần. Các xung điện làm cho mạch đập thân sứa nhanh hơn, từ đó tăng tốc độ bơi. Các động vật thường giải phóng chất nhầy khi căng thẳng. Điều này lại không xảy ra trong các thí nghiệm, cũng không có tổn hại cho vật thử nghiệm khi thiết bị được gỡ bỏ.

Nếu so với robot biết bơi, sứa cyborg mang lại hiệu quả cao hơn 1.000 lần. “Điều này cho thấy sứa sở hữu nhiều khả năng để bơi nhanh hơn, hiệu quả hơn mà ta vẫn chưa khai thác”, Dabiri nói. Nguyên nhân cơ bản được cho là vì chúng không có lý do để phải bơi nhanh như vậy.

Dabiri cũng lưu ý việc vận hành một tàu nghiên cứu khoa học trên biển trong một ngày có thể tốn đến khoảng 20.000 USD trở lên.

Nếu các nhà khoa học tiếp tục tinh chỉnh thiết bị điều khiển sứa nhằm thu thập dữ liệu như nhiệt độ nước, độ mặn, độ pH và một số dữ liệu khác, chúng ta có thể dễ dàng khám phá các đại dương sâu thẳm đến ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã đặt thiết bị theo dõi lên nhiều động vật to lớn dưới đại dương. Một số nhà khoa học tại Đại học Stanford đã gắn máy quay thu nhỏ và máy đo tốc độ lên cá ngừ vây xanh khổng lồ ở Đại Tây Dương nhằm tìm hiểu cách chúng di chuyển trong nước. Họ đặt các cảm biến điện tử lên cá mập trắng lớn, rùa biển và các động vật biển khác để theo dõi chuyển động và thói quen của chúng.

Quá trình kết hợp, cấy thiết bị điện tử vào những mô sống nhằm thay đổi cách động vật di chuyển đưa chúng ta đến giới hạn mới.

Năm 2018, một số nhà khoa học tại Đại học Tokyo đã lấy tế bào cơ ở loài chuột để nuôi cấy. Sau đó, họ đưa các tế bào cơ này vào bộ khung ngón tay robot. Kết quả, khi được kích thích bằng điện, các cơ này có thể co lại và mở rộng như ngón tay con người.

Trong tương lai, nhiều khả năng công nghệ nhân tạo được sử dụng để thay thế những bộ phận như ngón tay, cánh tay, chân bị khuyết hoặc liệt. Ấn tượng hơn, các robot sinh học siêu nhỏ trong tương lai có thể được cấy vào cơ thể người để tiêu diệt khối u ung thư hoặc theo dõi bệnh tim mạch.

Về sứa cyborg, các nhà khoa học cho rằng cần cân nhắc hơn nếu những tác động nhân tạo thúc đẩy khả năng bơi nhanh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh sản. Vấn đề đạo đức cần được quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình nghiên cứu.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.