Các nước Đông Nam Á thúc đẩy mạng lưới điện xanh

0:00 / 0:00
0:00
Giới chức chính phủ và doanh nghiệp tại các quốc gia Đông Nam Á đang thúc đẩy các kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng tái tạo thông qua đề xuất một mạng lưới điện khu vực dự kiến thử nghiệm lần đầu tiên năm 2022, trong nỗ lực đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Các nước Đông Nam Á thúc đẩy mạng lưới điện xanh

Tại hội thảo Tuần Năng lượng quốc tế Singapore trong tuần này, các quan chức cho biết một số thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang khai thác công nghệ lưu trữ CO2 (CCS) nhằm giảm khí thải. ASEAN đề xuất đến năm 2025 có 23% năng lượng đầu vào lấy từ nguồn năng lượng tái tạo.

Các thông báo trên được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) khai mạc tại Glasgow (Anh) ngày 30/10. Hội nghị này được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để các nước công bố các mục tiêu rõ ràng nhằm cắt giảm khí thải trong thập kỷ này.

Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), bà Gauri Singh cho biết: "Đã có một số thông báo rất tích cực về đầu tư vào năng lượng tái tạo. ASEAN thực sự hướng đến mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 1/4 năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo. Đây là một mục tiêu tham vọng mà khối này tự đặt ra, tuy nhiên hợp tác khu vực và quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng".

Singapore sẽ bắt đầu nhập khẩu điện tái tạo từ Malaysia vào năm 2022. Đến cuối năm 2022, các cơ sở cung cấp điện tại ASEAN sẽ bắt đầu tiếp nhận 100 MW điện đầu tiên theo dự án hội nhập mạng lưới điện Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore, một phần của dự án mạng lưới điện khu vực.

Ý tưởng về một mạng lưới điện ASEAN được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1999 nhằm tăng cường an ninh năng lượng khu vực. Mạng lưới này giờ đây sẽ tạo điều kiện truyền tải điện tái tạo cho các nước trong khu vực. Australia cũng đã xúc tiếp cung cấp năng lượng xanh của nước này với các kế hoạch xuất khẩu sang Singapore.

Phát biểu tại sự kiện trên, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong cho biết: "Vì lĩnh vực điện năng chiếm gần 1/4 tổng lượng khí thải toàn cầu, nên việc khử carbon trong sản xuất điện năng là trọng tâm của nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu". Singapore phụ thuộc vào khí tự nhiên trong hầu hết hoạt động sản xuất điện. Nước này có kế hoạch nhập khẩu 4 GW điện ít phát thải CO2 vào năm 2035, tương đương 30% tổng nhu cầu điện trong nước.

Trong tuần này, tập đoàn Sunseap và công ty Sembcorp Industries của Singapore, và các công ty PLN Batam và PT Trisurya Mitra Bersama (Suryagen) của Indonesia đã ký các thỏa thuận về các dự án điện Mặt trời mới.

Theo Bộ trưởng Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Indonesia Arifin Tasrif, đối với các nước vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá trong sản xuất điện, CCS có thể là một giải pháp giảm khí thải. Công nghệ thu giữ CO2 đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Indonesia nhằm đạt các mục tiêu trung hòa khí thải. Ông Tasrif cho biết nước này sẽ bắt đầu sử dụng công nghệ CCS từ năm 2030.

Tập đoàn Exxon Mobil đang đặt mục tiêu xây dựng các trung tâm CCS trên khắp châu Á và đã bắt đầu đàm phán với các nước về các khả năng lưu giữ CO2. Khu vực này sẽ cần thêm các quy định và đầu tư mạnh vào nâng cấp và kết nối các mạng lưới xuyên biên giới.

Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho biết khối này sẽ cần ít nhất 367 tỷ USD trong 5 năm tới để tài trợ cho các mục tiêu năng lượng của khối. ASEAN cũng cần cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng nguồn tài chính hiện nay nhằm đạt các mục tiêu chuyển đổi năng lượng.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.