Một lượng lớn chất thải nhựa đang làm ô nhiễm các vùng biển và bờ biển của chúng ta và đe dọa hầu hết các loài sinh vật biển. Trong khi việc dọn dẹp bãi biển là hành động quan trọng và cần thiết, thì việc thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng cũng như hành vi của chúng ta là rất cấp bách để tránh việc rác thải nhựa bị xâm nhập vào môi trường ngay từ đầu.
Để thúc đẩy sự thay đổi hướng tới nền kinh tế tròn và nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm nhựa do nhu cầu hàng ngày, Ủy ban hải dương học liên chính phủ (IOC) của UNESCO đang hợp tác với Ủy ban châu Âu, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế khác khởi động Liên minh thủy cung chống ô nhiễm nhựa.
Vào năm 2019, liên minh đặt mục tiêu có ít nhất 200 thủy cung nâng cao nhận thức công chúng về ô nhiễm nhựa. Hiện tại, 106 thủy cung từ 33 quốc gia, trong đó có 67 cơ sở hoạt động tại Liên minh châu Âu đã cam kết thay đổi và đấu tranh chống ô nhiễm nhựa. Các đối tác quan trọng khác bao gồm Bảo tàng Hải dương học Monaco, Liên minh châu Âu về Quản lý Thủy cung, Hiệp hội Sở thú & Thủy cung Thế giới, và Hiệp định Đối tác Bảo tồn Thủy cung Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi hợp tác toàn cầu là một trong những cam kết chính thức được công bố tại kỳ họp lần thứ 5 của hội nghị quốc tế “Đại dương của chúng ta” vào ngày 29-30 tháng 10 tại Bali. Nhóm họp lần đầu vào năm 2014, Hội nghị này đã thu hút những người tham gia cấp cao từ hơn 100 quốc gia, bao gồm thị trưởng hoặc người đứng đầu Chính phủ, các bộ trưởng, công ty, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện.
Tại kỳ họp năm 2017 của hội nghị “Đại dương của chúng ta” do Liên minh châu Âu và IOC của UNESCO tổ chức, ba cam kết chính được nêu lên gồm: Xây dựng một khuôn khổ toàn cầu để điều phối khoa học hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong Thập kỷ của Liên Hợp Quốc về khoa học phát triển bền vững (2021- 2030); làm việc với Thụy Điển để phát triển một chương trình học đại dương nhằm nuôi dưỡng văn hóa đại dương; và làm việc với Ủy ban châu Âu để khởi động một lộ trình toàn cầu về quy hoạch không gian biển.
Cho đến nay, các hội nghị “Đại dương của chúng ta” đã hiện thực hóa được hơn 1.100 cam kết cụ thể, có thể đo lường và theo dõi, bao gồm 433 cam kết hữu hình và có thể đo lường, 7,2 tỷ euro cam kết tài chính và 2,5 triệu km vuông bổ sung vào các khu bảo tồn biển. Na Uy sẽ là nước tiếp theo sau Indonesia làm quốc gia chủ nhà cho hội nghị “Đại dương của chúng ta” vào năm 2019.
Để thúc đẩy sự thay đổi hướng tới nền kinh tế tròn và nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm nhựa do nhu cầu hàng ngày, Ủy ban hải dương học liên chính phủ (IOC) của UNESCO đang hợp tác với Ủy ban châu Âu, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế khác khởi động Liên minh thủy cung chống ô nhiễm nhựa.