Các tỉnh miền Trung ứng phó với bão số 10

(Ngày Nay) - Các tỉnh miền Trung triển khai phương án đối phó với bão số 10, tập trung kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn.
Các tỉnh miền Trung ứng phó với bão số 10

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư cho biết, cho đến 4 giờ sáng nay 14.9, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 15,9 độ vĩ bắc và 113,0 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140 km về phía đông nam. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất đạt cấp 10, tức là từ 90 - 100 km/giờ, giật cấp 13.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20 km và mạnh lên. Cho đến 4 giờ ngày 15.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc và 108,8 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An đến Quảng Trị khoảng 190 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, tức là từ 135 - 150 km/giờ, giật cấp 15. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa sẽ có gió mạnh cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - 13, giật cấp 15 khiến biển động dữ dội.

Hiện Ủy ban Phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn các tỉnh đang tổ chức sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời phát cảnh báo, người dân cần tuyệt đối tuân theo nhằm tránh các tai nạn do bão lũ gây ra.

Tại tỉnh Quảng Bình, nơi được xác định tâm bão sẽ đổ bộ, sáng nay, UBND tỉnh triệu tập các đơn vị địa phương họp trực tuyến với Chính phủ, quán triệt các biện pháp đối phó với bão. Đến sáng nay, tỉnh Quảng Bình còn hơn 400 tàu thuyền đang đánh bắt trên vùng biển nguy hiểm, hiện đang khẩn trương vào bờ tránh bão. Rút kinh nghiệm bão số 2, tỉnh Quảng Bình không cho phép tàu thuyền neo đậu khu vực cảng Hòn La để tránh bị va đập vỡ tàu.

UBND Thành phố Đà Nẵng cho biết, đến sáng 14.9, đã có 1619 tàu thuyền với 7152 lao động vào bờ, neo đậu an toàn tại các âu thuyền và điểm trú gió.Hiện còn 162 phương tiện với 1.312 lao động trên biển đang cố gắng trên đường vào bờ, trong đó có 4 tàu với 44 lao động vẫn còn trên biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa.

Tổng hợp

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.