Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7

Theo phong tục của người Việt, ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...và cho những ma đói ma khát được ăn no.
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7

Trong ngày này, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật.

Đối với lễ cúng Phật:

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 - anh 1
Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật.
Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

Đối với lễ cúng cô hồn

Đồ cúng cô hồn luôn phải có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn... Đặc biệt, cháo loãng (cháo hoa) không thể thiếu trong trong mâm cúng cô hồn.
Buổi cúng cô hồn kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nhiều địa phương, sau khi cúng xong, người dân thường cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn.
- Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (Âm lịch). Thường là vào buổi chiều, tối.
Sắm lễ cúng cô hồn gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Đối với lễ cúng tạ ơn thần linh:

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 - anh 2

Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.

Đối với lễ cúng gia tiên:

Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

Gợi ý thực đơn trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Gà luộc

– Chọn gà trống từ 1,3 đến 1,5 kg/ con.
– Luộc chín và để cả con cúng, không chặt. Để có được hình gà đẹp, bạn nên bẻ gập chân gà, nhét phần bàn chân vào bụng. Dùng lạt/ chỉ buộc cổ gà và 2 cánh lại với nhau để tạo tư thế gà gáy.
– Để gà có lớp da căng bóng hấp dẫn, chuẩn bị chút mỡ gà sống, hấp hoặc cho vào chảo đun lửa nhỏ để mỡ gà chảy ra. Sau khi để gà ráo nước, thoa mỡ lên mình gà rồi bày lên mâm cúng. Bạn cũng có thể dùng nghệ tươi đập dập cho vào nước luộc gà để có được màu vàng đẹp mắt.
– Khi bày ra đĩa bạn cho thêm bông hoa hồng vào mỏ gà cho đẹp.
Xôi vò hạt sen
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 - anh 3
– Cho 0,2 kg hạt sen vào ninh nhỏ lửa đến khi hạt sen chín bở thì vớt ra, đừng ninh quá lâu kẻo hạt sen dễ bị nát các bạn nhé.
– Đậu xanh mua 0.8 kg các bạn cũng ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu các bạn nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước. Hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt. Sau đó, cho đậu xanh vào cối giã thật nhuyễn.
– Ngâm nở 0.5kg gạo nếp, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn.
– Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã.

Thịt ba chỉ xào nấm

- Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn, ướp với 1 ít gia vị, dầu ăn cho ngấm.
- Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, cắt sợi. Nấm đông cô, nấm rơm, nấm bào ngư rửa sạch, cắt mỏng. Hành tây bóc vỏ, cắt múi cau. Hành lá cắt khúc.
- Gừng, hành củ, tỏi bằm nhuyễn rồi phi thơm sau đó cho thịt vào xào sơ. Cho tiếp dầu hào vào và đảo đều, thêm các loại nấm vào xào đến khi nấm chín, thêm hành tây, hành lá đảo đều rồi tắt bếp.
Canh bí ngòi nấu nấm
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 - anh 4
- 200g sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo.
- 1 trái bí ngòi cắt miếng vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát mỏng. Nấm đông cô cắt 4. Đậu hũ non cắt khối vuông. Hành ngò cắt nhỏ.

- Nấu sườn non với 1,5 lít nước khoảng 10 phút, sau đó cho cà rốt, nấm đông cô, bí ngòi vào nấu, nêm 2 muỗng hạt nêm, cuối cùng cho đậu hũ, hành ngò, tiêu rồi tắt bếp.

Miến trộn

- Nấm mèo (5 tai) ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh sau đó thái chỉ.

- Lấy khoảng 250g miến rửa sạch trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước miến sẽ tơi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
- Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.
- Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh để không cháy chảo, nêm muối, đường vừa ăn. Nấm và cà rốt vừa chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.
- Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ bên trên, sau cùng là lạc rang và rau thơm.
* Với cách làm này đĩa miến trộn của bạn sẽ tơi ngon, không bị dính, gia vị được nêm vào rau xào sẽ ngấm qua cho miến có độ mặn vừa phải, người có khẩu vị mặn có chan thêm nước chấm chay chua ngọt hoặc xì dầu.
Nem rau củ
- Cà rốt, khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, bào nhỏ.
- Nấm tai mèo, nấm hương, ngâm nở, cắt gốc, rửa sạch, thái chỉ.
- Miến ngâm nước lạnh vài phút cho mềm rồi cắt khúc 3cm.
- Cho tất cả nguyên liệu vào thố, nêm muối, đường, mì chính theo khẩu vị gia đình, đeo găng tay nilon vào trộn đều các thứ. Ướp 15 phút rồi cuốn nem bằng bánh đa đậu xanh.
- Bắc chảo dầu lên bếp, cho thêm 1 thìa cà phê bơ thực vật để tạo hương thơm và nem có màu vàng đẹp. Rán nem trong lửa liu riu, khi nem chín giòn thì vớt ra, dựng nem đứng trong bát tô có lót giấy thấm dầu.
* Nem rau củ chay làm theo cách này sẽ giòn lâu và thơm nức mùi bơ, dậy mùi nấm hương, bùi vị khoai, chấm nước chấm chay chua ngọt nữa thì ngon tuyệt. Món nem rau củ này sẽ làm mâm cơm chay cúng Rằm tháng Bảy thêm hấp dẫn.
Bì cuốn chay
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 - anh 5
- Xà lách, rau thơm rửa sạch, để ráo.
- Đậu phụ, khoai tây, khoai lang thái lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.
- Gạo vo sạch, rải ráo nước rồi cho vào chảo rang vàng, giã nhuyễn để làm thính trộn bì.
- Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút, miến nở vừa tới thì đổ ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước, dùng kéo cắt đoạn 3cm.
- Cho miến, khoai, đậu phụ vào thố, rải thính bên trên, trộn qua một lượt cho miến tơi rồi nêm đường, muối vừa ăn, trộn lần nữa cho đều.
- Trải bánh đa ra đĩa, xếp rau và bì trộn lên trên rồi cuốn lại.
* Bì cuốn chay béo bùi vị khoai và đậu phụ rán được dùng kèm nước chấm chay chua ngọt có cà rốt, su hào ngon tuyệt, ăn mãi không chán.

>>> Xem thêm:

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7

Vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

Những điều cần biết khi đi lễ chùa trong “tháng cô hồn”

Tuệ Linh (th)

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.