Cách người La Mã cổ đại du lịch cách đây hơn 2.000 năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Du lịch không phải là một phát minh của thời hiện đại. Từ thời La Mã cổ đại, người dân Rome đã du lịch đến các khu nghỉ dưỡng sức khỏe ở Hy Lạp, thăm kim tự tháp Ai Cập hoặc tiệc tùng trên Vịnh Naples. Quà lưu niệm cũng xuất hiện từ thời kỳ này.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Kỳ nghỉ tận hưởng

Nhà quý tộc La Mã giàu có Gaius Antonius từng nằm trên sân thượng biệt thự tráng lệ của ông ở Vịnh Naples ngắm nhìn ra biển. Người nô lệ sẽ phục vụ ông rượu và các món ngon. Chỉ vài ngày trước đó, Antonius đã trốn khỏi cái nóng tháng 7 của Rome để đến nơi không thiếu thứ xa hoa và tiện nghi này.

Ông còn mời bạn bè đến nghỉ Hè cùng. Vào buổi tối, họ sẽ được thư giãn trong các khu phức hợp tắm nước nóng ở thị trấn Baiae trên bờ Vịnh Naples. Những kỳ nghỉ như vậy rất phổ biến trong giới thượng lưu La Mã.

Vịnh Naples là điểm đến nghỉ dưỡng yêu thích của người La Mã, với tầng lớp thượng lưu cư trú trong các biệt thự ven biển và trên núi. Nhà thơ Horace từng ca ngợi: “Không vịnh nào trên thế giới có thể sánh được với Baiae xinh đẹp”.

Khác với ngày nay, người La Mã cổ đại có dạo chơi trên bãi biển nhưng chủ yếu quan tâm đến suối nước nóng chữa bệnh trong khu phức hợp tắm nước nóng thiên nhiên. Những người có đủ tiền đã xây dựng nền móng của khu phức hợp tắm nước nóng tự nhiên của họ trực tiếp xuống biển, để họ có thể bơi trong nơi an toàn, nhiệt độ tốt, được bao quanh bởi sóng biển. Đối với nhà triết học La Mã Seneca, đây là hình ảnh thu nhỏ của sự suy đồi của người La Mã.

Baiae không chỉ là một khu nghỉ mát bên bờ biển mà còn nổi tiếng bởi các du khách thích tiệc tùng phóng túng đến nỗi nhà triết học Seneca một lần nữa có lý do để phàn nàn: "Tại sao tôi phải nhìn những người say lảo đảo dọc bờ biển và chịu đựng tiếng ồn ào từ những bữa tiệc ầm ĩ trên thuyền buồm?”.

Nhà sử học Gaius Plinius Caecilius Secundus (61-112 CN) từng thuật lại rằng có những chiếc thuyền du ngoạn trên biển, vào buổi tối, mọi người sẽ gặp gỡ để thưởng thức bữa tối thịnh soạn với hàu. Người La Mã kém giàu có hơn thường đến vùng Vịnh, Tibur (nay là Tivoli, Italy), Antium (nay là Anzio, Italy) và Baiae (giờ đã chìm dưới đáy biển).

Hành trình du lịch dài hơi

Các du khách khi đó thường sẵn sàng cho hành trình dài di chuyển tương đối an toàn đến địa điểm du lịch nằm trong Đế chế La Mã rộng lớn. Hơn nữa, tiếng Latinh được nói ở khắp mọi nơi. Những con đường, thực tế được xây dựng cho quân đội La Mã, vẫn ở trong tình trạng tốt và mọi người có thể đi bộ, di chuyển bằng xe ngựa. Nếu ở trong thể trạng tốt, một người có thể đi bộ khoảng 30 km một ngày hoặc đi 80 km bằng xe ngựa và xa hơn một chút khi cưỡi ngựa.

Cũng có những nhà trọ dọc đường cung cấp thức ăn. Nhiều khách du lịch La Mã còn nghỉ qua đêm tại điền trang ở nông thôn của các gia đình địa phương. Những người chọn tuyến đường biển có thể đi bằng tàu buôn với một khoản phí nhất định.

Ai Cập là một điểm đến phổ biến, với Kim tự tháp Giza, tượng Nhân sư và Ngọn hải đăng Alexandria thu hút rất nhiều khách du lịch. Nhưng du khách cũng đi theo bước chân của thi hào Homer qua Troy hoặc đổ xô đến địa điểm diễn ra các trận chiến nổi tiếng ví dụ như Marathon nơi người Hy Lạp đánh bại quân đội Ba Tư vào năm 490 trước Công nguyên.

Mặt khác, những ngôi đền cổ của Hy Lạp khá thu hút khách du lịch La Mã. Tác giả người Hy Lạp Pausanias (110-180 sau Công nguyên) còn viết một trong những "hướng dẫn du lịch" đầu tiên về các điểm tham quan của quê hương ông. .

Bất cứ nơi nào khách du lịch đến, người dân địa phương đều nhận thấy cơ hội thu lợi nhuận. Và vì vậy, ngay cả khi đó, vẫn có đủ loại quà lưu niệm để mua, từ những kim tự tháp thu nhỏ đến những bức tượng bạc cho đến những chiếc lọ đất sét có vẽ ngọn hải đăng Alexandria.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.