Cách thức thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Mỹ sâu sắc hơn nữa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nguyên Thượng nghị sỹ Patrick Leahy cho rằng sau những nỗ lực của Mỹ xây dựng lại quan hệ với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng, hai cựu thù đã trở thành đối tác.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Quang
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Quang

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ, Trung tâm Stimson - một tổ chức nghiên cứu độc lập về an ninh quốc tế và thịnh vượng chung, có trụ sở tại Washington, đã tổ chức hội thảo với các diễn giả là những người dành nhiều tâm huyết đóng góp cho tiến trình hàn gắn sau chiến tranh cũng như xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Hội thảo diễn ra tại trụ trở của Stimson vào chiều 13/5 theo giờ địa phương theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Với chủ đề “Việt Nam và Mỹ: 50 năm Hòa bình và Hòa giải," hội thảo được chia thành 2 phiên thảo luận gồm Hòa bình-Hòa giải và Các di sản chiến tranh.

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Rachel Stohl - Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Chương trình nghiên cứu của Trung tâm Stimson, đánh giá 2025 thực sự là năm quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam-Mỹ khi hai nước kỷ niệm 50 năm hòa bình và quá trình hòa giải lâu dài. Năm nay cũng đánh dấu 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Theo bà Rachel Stohl, nguồn gốc cũng như tiến trình của mối quan hệ song phương này càng đáng chú ý hơn khi xét đến việc hai nước từ cựu thù đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân hai bên.

Với tư cách là diễn giả chính, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã có bài phát biểu chia sẻ về những động lực đã đưa hai quốc gia từ cựu thù trở thành đối tác, bạn bè và nay là Đối tác chiến lược toàn diện, cũng như về những giá trị cốt lõi đã hỗ trợ cho hành trình này và các định hướng cho tương lai.

Theo Đại sứ, hai nước đã đạt đến cột mốc quan trọng đó là không chỉ suy ngẫm về con đường đã cùng nhau đi qua mà còn thảo luận về cách có thể phát huy đà tiến triển này nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai dân tộc trong những thập kỷ tới.

Sau khi phân tích những yếu tố lịch sử và cấu trúc đóng vai trò động lực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những giá trị cốt lõi mà nhân dân hai nước cùng chia sẻ như giá trị của lương tâm, khát vọng chung về hòa bình, sự quyết tâm và cam kết chung trong thúc đẩy lợi ích quốc gia, cũng như mang lại lợi ích hữu hình cho người dân.

Tại các phiên thảo luận, khách mời có cơ hội khám phá quá trình hòa bình và hòa giải thông qua những người đã cống hiến cuộc đời và sự nghiệp cho quá trình này.

Nhiều diễn giả vẫn đang tích cực tham gia vào việc củng cố quan hệ song phương và thúc đẩy giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh còn lại như khắc phục hậu quả chất độc màu da cam, dọn dẹp bom mìn chưa nổ và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật cho nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Bên cạnh đó, các bài phát biểu cũng truyền cảm hứng về cách thức thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Mỹ sâu sắc hơn nữa.

Chia sẻ câu chuyện của mình, nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, người hiện là Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, cho rằng hòa giải là điều không dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều công sức nhưng không phải là không thể. Ông đánh giá Việt Nam đã có những chuyển đổi ấn tượng kể từ năm 1995.

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới nhưng đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất và đang dịch chuyển từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp thành quốc gia có thu nhập trung bình cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đàm phán thuế quan với Mỹ theo cách rất thực tế và hợp lý. Nguyên Đại sứ Osius cho rằng với những thiện chí từ Việt Nam, phía Mỹ nên coi trọng và đáp lại thiện chí đó.

Trong bài phát biểu được ghi hình trước, nguyên Thượng nghị sỹ Patrick Leahy cho rằng sau những nỗ lực của Mỹ xây dựng lại quan hệ với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng, hai cựu thù đã trở thành đối tác.

“Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện. Quân đội của chúng ta hợp tác về tự do hàng hải và các vấn đề khác. Các nhà ngoại giao của hai bên cùng nhau làm việc về thực thi pháp luật, an ninh năng lượng, y tế công cộng, giáo dục đại học. Đây là điều đáng để chúc mừng, đặc biệt trong năm kỷ niệm này. Bằng cách cùng nhau làm việc về di sản chiến tranh, chúng ta đã biến điều này thành hiện thực," ông Leahy nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.