Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Philosophical Transactions của Hiệp hội Hoàng gia Anh. Theo nghiên cứu, trước khi nhìn thấy vi trùng và ký sinh trùng vô hình, con người đã phát triển cảm giác ghê sợ, với sáu tác nhân kích thích cảnh báo, khiến chúng ta tránh xa các mầm bệnh có hại.
Giáo sư Valgtis, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Sự ghê sợ đã bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật trong quá khứ cổ xưa. Ngày nay những phản ứng này ngày càng phát huy tác dụng khi giúp chúng ta tránh khỏi các mầm bệnh gây hại."
Không phải là sự “trùng hợp ngẫu nhiên”
"Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tác nhân kích thích cảm xúc ghê sợ ở người cũng liên quan đến việc truyền bệnh truyền nhiễm", Mícheál de Barra, giảng viên Đại học Brunel London, người tham gia nghiên cứu, cho biết.
Để hiểu rõ hơn về sự ghê sợ, Curtis và de Barra đã tuyển hơn 2.500 người tham gia khảo sát thông qua các quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
Khoảng 2/3 số người tham gia là phụ nữ và độ tuổi trung bình của họ là 28. Những người tham gia sẽ phải trả lời 75 tình huống có khả năng xảy ra trong cuộc sống. Đó là các câu hỏi như:
“Bạn cảm thấy như nào khi có thứ gì đó dính trên tay nắm cửa?”
“Bạn có uống sữa đã cũ không?”
“Một con mèo già không lông cố cọ vào chân bạn, bạn sẽ làm gì?”
“Nếu có con gián xuất hiện dưới chân bạn thì sao?”
Sau đó người khảo sát sẽ tích vào các mức độ từ "không ghê sợ" đến "cực kỳ ghê sợ."
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả khảo sát đã phản ánh khả năng phản ứng trước những mối gây hại đối với con người và đó chính là cảm giác ghê sợ. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng phản ứng ghê sợ còn tuỳ thuộc vào tính cách, môi trường sống và văn hoá của mỗi người.
Theo CNN