Hội chứng sợ công nghệ và nỗi lo sinh kế

(Ngày Nay) - Kỷ nguyên số chứng kiến sự lên ngôi của công nghệ thông tin trong mọi mặt đời sống. Đi cùng với nó, một hiện tượng sức khỏe tâm thần mang tên Technophobia - Hội chứng sợ công nghệ cũng đang tạo ra vô số thách thức đối với con người trong việc đáp ứng và thích nghi với thời đại mới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những người mắc Hội chứng sợ công nghệ thường có nỗi sợ hãi và ác cảm với robot, máy tính, trí tuệ nhân tạo và các loại công nghệ mới mà họ không hiểu. Theo Khảo sát Chapman về nỗi sợ hãi của người dân Mỹ, có đến hơn một phần ba số người được hỏi có dấu hiệu mắc Hội chứng sợ công nghệ. Đây là những người sợ máy tính và công nghệ hơn cả sợ bị từ chối khi tỏ tình, phải nói trước đám đông hoặc bị cảnh sát ngược đãi.

Nỗi lo sinh kế

Tổng hợp và phân tích các dữ liệu từ Khảo sát Chapman cũng cho kết quả rằng, một phần đông những người có dấu hiệu mắc Hội chứng sợ công nghệ cũng sợ mất việc làm và mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần có liên quan tới rối loạn lo âu. Nhà nghiên cứu Paul McClure thuộc trường Đại học Baylor của Mỹ cho rằng, khảo sát Chapman cho thấy Hội chứng sợ công nghệ và nỗi lo sợ mất đi sinh kế có thể là hai mặt của một đồng xu.

Hội chứng sợ công nghệ và nỗi lo sinh kế ảnh 1Hình minh họa

“Nếu bạn sợ người máy cướp đi việc làm, thì bạn không phải một trường hợp cá biệt”, nhà nghiên cứu McClure cho biết. “Đây là một nỗi lo sợ thật sự trong một phần đông dân số Hoa Kỳ. Họ không chỉ là một nhóm người hay lo âu thông thường”.

Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng người lao động có công ăn việc làm không chắc chắn cũng dễ nảy sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tình trạng thất nghiệp và công việc bấp bênh thường có mối liên hệ với tuổi thọ và các bệnh lý tim mạch.

Nghiên cứu của Đại học Baylor dựa trên số liệu của Khảo sát Chapman cho những kết quả đáng chú ý như sau:

- 37% người tham gia khảo sát có dấu hiệu mắc Hội chứng sợ công nghệ - có biểu hiện từ sợ đến rất sợ người máy, trí tuệ nhân tạo và các loại công nghệ tối tân khác, cũng như sợ những người tích cực áp dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.

- Những nhóm người có tỉ lệ mắc Hội chứng sợ công nghệ cao nhất cũng chính là những nhóm người yếu thế như phụ nữ, người da màu và người có trình độ học vấn thấp…

-  Tỉ lệ những người mắc Hội chứng sợ công nghệ lo sợ bị thất nghiệp cao hơn gấp ba lần những người khác, và họ cũng sợ thiếu thốn tài chính trong tương lai gấp ba lần những người khác.

- Có tới 95% người mắc Hội chứng sợ công nghệ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự sợ hãi và lo âu của mình, và có tới 76% trong số họ thường trực cảm giác rằng rủi ro sẽ xảy ra.

Hội chứng sợ công nghệ không hẳn là một điều mới mẻ. Trong thế kỷ XIX, Hội chứng sợ công nghệ cũng đã khiến công nhân ngành dệt may của Anh đập phá các máy dệt mới được phát minh vì lo sợ sẽ mất đi công ăn việc làm. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế đã cảnh báo rằng, tác động của công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong những năm tới sẽ tạo biến động sâu sắc trên thị trường việc làm, đặc biệt gây ảnh hưởng những nhóm người lao động đơn giản với công việc lặp đi lặp lại. Hậu quả là khoảng cách giữa người lao động giản đơn và lao động trình độ cao ngày càng lớn. Rất nhiều người Mỹ nghi ngờ rằng công nghệ sẽ không mang lại sự ổn định tài chính cho tất cả mọi người như hứa hẹn, và cũng sẽ không phải là cứu cánh cho những người yếu thế.

Hội chứng sợ công nghệ và nỗi lo sinh kế ảnh 2Ảnh minh họa

“Lao động trong một số ngành nghề lo sợ một cách chính đáng rằng họ sẽ mất việc làm cùng với sự xuất hiện của người máy và phần mềm có thể vận hành với chi phí thấp hơn và làm việc nhiều giờ hơn con người”, nhà nghiên cứu McClure nói.

Nỗi lo sợ này là có cơ sở và phù hợp với kết quả một nghiên cứu mới đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ về ảnh hưởng của người máy lên thị trường lao động Mỹ trong giao đoạn từ 1990 đến 2007. Theo nghiên cứu này, cứ mỗi người máy mới được sử dụng thì lại có từ 3 đến 5,6 việc làm bị mất đi. Trong khi đó, cứ mỗi người máy mới được sử dụng trên 1.000 nhân công thì sẽ khiến mức lương trung bình trong khu vực bị giảm 0,25 đến 0,5%.

Thực tế có thể còn bi quan hơn nhiều so với những con số mà nghiên cứu nói trên đã rút ra, bởi nghiên cứu này sử dụng khái niệm “người máy” khá hạn hẹp hơn thông thường. Trong nghiên cứu, “người máy” được định nghĩa là máy móc điều khiển tự động, có thể tái lập trình và sử dụng đa mục đích. Theo định nghĩa này, những phương tiện có khả năng cạnh tranh việc làm với người lao động như băng chuyền hoặc các phần mềm tin học không được coi là “người máy”.

Một điểm quan trọng khác trong nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ là những tác động tiêu cực của công nghệ lên thị trường việc làm cũng không được phân bố đồng đều giữa các nhóm lao động. Nhóm lao động giản đơn, công nhân lắp ráp và vận hành máy móc, công nhân vận tải là bị ảnh hưởng về việc làm và thu nhập hơn cả. Nhóm duy nhất không bị ảnh hưởng là lao động chất lượng cao ở các vị trí quản lý.

Trong thời điểm hiện tại, thách thức đối với thị trường việc làm không đơn giản chỉ là người máy công nghiệp, mà là siêu người máy được trang bị trí tuệ nhân tạo và những phát minh mới như công nghệ xe tự lái. Các nhà nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng, nếu công nghệ người máy phát triển ở mức như các chuyên gia dự đoán trong hai thế kỷ tới, những tác động tổng thể lên thị trường việc làm sẽ còn rõ ràng hơn.

Xung quanh vấn đề này, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ian Goldin còn đưa ra những nhận định mạnh mẽ hơn. Ông từng phát biểu rẳng các công nghệ mới xuất hiện sẽ “nhanh chóng gia tăng sự bất bình đẳng” bởi một số nhóm người sẽ gặp phải khó khăn trong việc tìm được một “việc làm tử tế”.

Giải pháp từ giới công nghệ

Người lao động lo lắng về tương lai. Các nhà nghiên cứu lo ngại về những bất ổn xã hội có thể nảy sinh. Nhưng giới công nghệ lại bày tỏ sự lạc quan về tác động xã hội của công nghệ. Họ cho rằng, Hội chứng sợ công nghệ cũng như sự bất an về việc làm là những nỗi sợ hãi thiếu cơ sở. Tiến sĩ Catherine Ball, một nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng máy bay không người lái cho rằng những người sợ việc làm là những người có “trí tưởng tượng nghèo nàn”.

“Nếu bạn cho rằng công nghệ lấy đi việc làm của con người, thì rõ ràng là bạn có trí tưởng tượng nghèo nàn và kém sáng tạo”, tiến sĩ Ball nói.

Tiến sĩ Ball cho rằng, việc tự động hóa một số công việc của con người nên được coi như một cơ hội để người lao động được giảm giờ làm, có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống.

“Một nghiên cứu của Nhật Bản đã có thấy con người làm việc hiệu quả nhất nếu chỉ đi làm ba ngày mỗi tuần. Ở Thụy Điển cũng chuẩn bị áp dụng quy định mỗi tuần chỉ làm việc bốn ngày. Nếu bạn đang phải làm việc cật lực, tức là bạn lao động thiếu hiệu quả. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống đúng nghĩa hơn”.

Để giải quyết vấn đề sinh kế cho các nhóm yếu thế trong kỷ nguyên số, giới công nghệ tại Thung lũng Sillicon đã đề xuất ý tưởng về Thu nhập Cơ bản Phổ quát (UBI) - một khoản thu nhập giành cho tất cả mọi người để đảm bảo mức sống tối thiểu. Các nhà tiên phong của giới công nghệ như Mark Zuckerberg và Elon Musk đã ủng hộ đề xuất này và cho rằng đây chính là giải pháp đơn giản đảm bảo sinh kế cho những người mất việc làm do ảnh hưởng của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.

Về lâu về dài, nguồn tài chính của UBI sẽ do giới lãnh đạo chính trị quyết định. Nhưng trong hiện tại, nhiều tập đoàn công nghệ đang tài trợ các chương trình thử nghiệm cung cấp Thu nhập Cơ bản Phổ quát tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Tỉ phú công nghệ Bill Gates đã đề xuất “thuế người máy”, một loại thuế đánh vào việc áp dụng tự động hóa và công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. “Thuế người máy” nếu được thông qua cũng sẽ cung cấp một nguồn tài chính đáng kể cho việc hiện thực hóa ý tưởng về Thu nhập Cơ bản Phổ quát.

Các giải pháp an sinh xã hội của Thung lũng Sillicon mới ở trên ý tưởng, nhưng sự phát triển của công nghệ và nguy cơ tác động của nó là thực tế đang diễn ra hàng ngày. Hội chứng sợ công nghệ sẽ vẫn còn xảy ra rộng rãi, nếu công nghệ chưa chứng minh được tính tích cực của nó đến sinh kế của những nhóm người yếu thế.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?