1. Phương tiện di chuyển tới Đồng Tháp
Từ Sài Gòn, bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng để đến Đồng Tháp. Bạn có thể mua vé tại bến xe miền Đông hay của các hãng xe uy tín trên đường Lê Hồng Phong. Giá vé dao động từ 120.000 – 200.000 đồng, tùy chất lượng xe.
Xe Phương Trang. TP HCM -Sa Đéc ; TP HCM – Cao Lãnh. Điện thoại : (08) 38375570, 08 38309309
Xe Mai Linh. TP HCM – Cao Lãnh. Điện thoại : 08 39393939
Xe Quốc Hoàng. Điện thoại : 08 39551472
Xe Phú Vĩnh Long: TP HCM – Sa Đéc, TP HCM – Cao Lãnh. Xe 15 chỗ.Tại TP HCM: (08)3866.0378 – 3866.0789 – 3868.6035 – 3868.6036. Sa Đéc: 56A Lê Thánh Tôn – P2 điện thoại (067) 386.7222 – 377.2999. Cao Lãnh: 52 Quốc lộ 30-P.Mỹ Phú điện thoại (067)387.4747 – 387.9797 và 136 Hùng Vương-P2 điện thoại (067) 387.7678.
Phương tiện cá nhân : Nếu khoảng cách tương đối, bạn hoàn toàn có thể phượt bằng xe máy hay xe con đến Đồng Tháp.
Nếu xuất phát ở Sài Gòn thì từ Q.6 (vòng xoay An Lạc) hay Q.7 (cao tốc Trung Lương), đều đến được QL 1A. Từ QL1A, chạy thẳng tới cầu Mỹ Thuận có ngã ba chỉ Đồng Tháp thì rẽ phải theo hướng đó, chạy khoảng 20km nữa qua thị trấn Lai Vung, gặp ngã ba lớn rẽ phải thêm 25 km nửa thì đến Cao Lãnh.
2. Di chuyển ở Đồng Tháp
Đến Đồng Tháp các bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện đi lại như xe đạp,taxi, xe ôm…
Taxi: các hãng taxi Cao Lãnh: Taxi Phú Vĩnh Long : 0673 869222; Taxi Vinasa: 0673 866666; Taxi Thanh Tùng : 0673 877777; Taxi Mai Linh Đồng Tháp : 0673 686868
Xe máy, xe ôm: Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Đồng Tháp cũng tương đối rẻ tuy nhiên bạn vẫn nên thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Xe lôi: là phương tiện đi lại rất phổ biến tại Đồng Tháp. Không chỉ người dân địa phương mà ngay cả những du khách gần xa đều thấy thích thú với phương tiện này.
Tàu, thuyền: Do đặc thù là vùng sông nước nên với một số điểm tham quan (khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; khu di tích Gò Tháp kỳ vỹ với 5 di tích tiêu biểu là Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Sứ; Kiến trúc cổ Kiến An Cung; khu căn cứ Xẻo Quít bạn có thể đi xuồng.
3. Đến vào thời điểm nào?
4. Địa điểm thăm quan khi đến Đồng Tháp
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm trên đường Phạm Hữu Lầu, cách trung tâm ở TP Cao Lãnh 1km. Hiện công trình này được mở rộng thêm 6,3ha bao gồm các hạng mục: nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà làm việc, hoa viên, phục dựng lại một góc của làng Hòa An xưa (nay là phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh) – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đặt chân tới sống và làm nghề bốc thuốc trị bệnh cho nhân dân…. Trong khuôn viên Khu di tích còn có nhà sàn Bác Hồ, được xây dựng giống như ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Một góc hình ảnh làng Nam Bộ cũng được phục dựng nhằm bảo tồn giá các trị vật thể và phi vật thể về nếp ăn, ở, cách thức sống và trưng bày các làng nghề truyền thống của địa phương.
Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông
Vườn quốc gia Tràm Chim là điểm du lịch sinh thái nổi bật nhất ở Đồng Tháp thuộc địa phận 7 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp , khu đất ngập nước có tầm quan trọng thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới; hay lá phổi Gáo Gồng thanh bình với chim hót, cá quẫy đuôi trong mùa khô, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng, sắc hồng của sen mênh mông giữa đất trời trong mùa nước nổi.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm Tp. Cao Lãnh khoảng 17km. Khu du lịch này có 36ha sân chim với 15 loài chim cùng hàng trăm loài động thực vật và thuỷ sản. Bạn có thể vi vu khám phá Đồng Tháp bằng xe máy hay xe con. Nhưng với đặc trưng vùng sông nước, việc lênh đênh trên những chiếc xuồng ba lá, men theo các con rạch, tham quan các địa danh, thắng cảnh mang đến cho bạn trải nghiệm thích thú và yên bình.
Khu di tích Xẻo Quýt
Từ An Hữu vào thành phố Cao Lãnh, bạn sẽ bắt gặp ngay Khu di tích Xẻo Quýt thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh với diện tích 50ha, trong đó có 20ha là rừng tràm. Là một căn cứ giữa lòng dân được bảo tồn nguyên trạng: nhà hầm, công sự, hầm bí mật… giúp cho du khách biết được khung cảnh của cuộc sống khắc nghiệt thời chống Mỹ. Ở đây môi trường sinh thái cũng hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… và 200 loài động vật hoang dã – trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ.
Vườn cò Tháp Mười
Cách thành phố Cao Lãnh 35km. Tới đây du khách sẽ nhìn thấy hàng ngàn con cò đậu trên các cây trắng rợp cả một vùng trời. Vào những buổi chiều tà, hàng hàng lớp lớp cánh cò chao liệng trên không trước khi về tổ.
Làng hoa kiểng Sa Đéc
Làng hoa kiểng nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.Làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.đã hơn 100 tuổi, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống.
Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về phía bắc, cách Tp. Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km (theo đường bộ và đường thủy). Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
Lai Vung – thiên đường của quýt hồng
Đến xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, huyện Lai Vung, bạn sẽ như lạc vào một thiên đường quýt hồng. Từ hơn 100 năm trước, quýt hồng đã được trồng ở xứ này. Nhờ khí hậu, nước, đất phù hợp, quýt hồng nơi đây luôn cho nhiều trái to, tròn, mọng nước hơn quýt những vùng khác. Đa phần quýt hồng quả to mà bạn nhìn thấy được bày bán từ Bắc vào Nam, đều là quýt hồng Lai Vung.
Chợ âm phủ Đồng Tháp
Nằm tại xã Định Yên thuộc huyện Lấp Vò – Đồng Tháp chợ âm phủ Đồng Tháp nổi tiếng với nghề dệt chiếu lâu đời. Trước đây do ban ngày bà con bận bịu việc đồng áng hoặc miệt mài dệt chiếu nên đến tối mới rảnh rỗi và có chiếu bán. Thương thuyền ghe lái cũng thế, ban ngày buôn bán nơi khác tối về buông sào neo lại để mua.
Do vậy chợ chiếu thường họp vào ban đêm trong làn khói đuốc mỏng manh và hơi gió lành lạnh trên sông. Trong sân chùa cổ kính, dưới ánh đèn dầu leo lắt, những người họp chợ đi qua lại lặng lẽ mờ ảo như những bóng ma… Vì thế, chợ chiếu Định Yên còn được gọi là chợ ma, chợ âm phủ. Nhưng hiện nay, việc lưu thông buôn bán thuận tiện hơn rất nhiều nên “chợ ma” làng chiếu đã vãn. Về Định Yên, du khách chỉ còn được tham quan làng chiếu vào ban ngày.
Bạn cũng đừng quên khám phá các địa danh như đền thờ Đốc Binh Vàng, chùa Cả Bát, tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ, tượng đài Giồng Thị Đam, bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình, núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười; tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, dạo chợ chiếu đêm Định Yên hay tham quan mua sắm, thưởng thức các món ngon của Đồng Tháp ở chợ đêm Sa Đéc.
Nếu muốn tắm biển, bãi tắm An Hòa hay bãi tắm Cồn Tiên là gợi ý không tồi. Tuy biển nước đục, song bạn có thể vừa ngập lặn trong biển, vừa vùng vẫy trong hương trái cây.
5. Nghỉ ngơi ở Đồng Tháp
Khu vực TP Cao Lãnh:
Khách sạn Sông Trà ( 3 sao). Địa chỉ : 178 Nguyễn Huệ, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3852624
Khách sạn Hoà Bình. Địa chỉ: Quốc lộ 30, Thành Phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : (067) 3851469
Khách sạn Mỹ Trà ( 2 sao) Địa chỉ: Lê Duẩn, Phường Mỹ Trà, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: (067) 3855 624 – 3855 623
Khách sạn Mộng Yến ( 2 sao). Địa chỉ: 1369 đường Phạm Hữu Lầu, P. 6, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : (067) 3881017
Khách sạn Thiên Ân. Địa chỉ: B177 – quốc lộ 30 – P. Mỹ Phú – TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. : (067) 3853041
Khách sạn Bình Minh. Địa chỉ : 147 Hùng Vương, Phường 2, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3853423
Khách sạn Tường Minh. Địa chỉ : 97 Nguyễn Đình Chiểu, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3859858
Khách sạn Xuân Mai. Địa chỉ : Số 2 Lê Quý Đôn, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3851297
Khách sạn Khải Hoàn. Địa chỉ : 230 Nguyễn Huệ, phường 2, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3852066
Nhà nghỉ số 18. Địa chỉ : Võ Thị Sáu, Phường 2, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3855393
Nhà khách UBND Tỉnh Đồng Tháp. Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3872670
Khu vực Thị xã Sa Đéc:
Khách sạn Sa Đéc ( 2 sao ).Địa chỉ : 108/5A, đường Hùng Vương, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3862828
Khách sạn Bông Hồng ( 2 sao ). Địa chỉ : 251 Nguyễn Sinh Sắc, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3868287
Khách sạn Cát Mộc. Địa chỉ : 82A Tôn Đức Thắng, phường An Hòa, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 0908 117090
Khách sạn Phương Nam. Địa chỉ : 384 Nguyễn Sinh Sắc, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3867867
Khách sạn Uyên Phong. Địa chỉ : 50 Lý Thường Kiệt, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3862899
Nhà nghỉ Hoài Nhân. Địa chỉ : Số 7 đường 848, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3862804
Nhà nghỉ Hy Vọng. Địa chỉ : 125 Phan Bội Châu, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3866071
Nhà nghỉ An Hưng. Địa chỉ : 58 Nguyễn Tất Thành, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3868584
Nhà nghỉ Phú Đô. Địa chỉ : 66 Nguyễn Tất Thành, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 067 3868490
Nhà nghỉ Dũng Thảo. Địa chỉ : 337 Nguyễn Tất Thành, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp. Điện thoại : 0939 178400
Khu vực khác
Khu du lịch Bàu Dong – Địa chỉ: Ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng – Điện thoại: 067.3529456
Khách sạn Khánh Hồng – Địa chỉ: Số 73, Nguyễn Trãi, TT Hồng Ngự, H. Hồng Ngự, Đồng Tháp – ĐT cố định: (067) 3838 702
Khách sạn Hồng Ngân – Địa chỉ: 84 Trần Hưng Đạo, thị xã Hồng Ngự – Điện thoại: 067.383979
Khách sạn Quốc Kiệt – Địa chỉ: Lê Thị Hồng Gấm, Khu Bờ Đông, Tx Hồng Ngự – Điện thoại: 067.38563616
Khách sạn Minh Ngọc – Địa chỉ: 14 – 16 Trương Định, TT Hồng Ngự, H. Hồng Ngự, Đồng Tháp – ĐT cố định: (067) 3837 402
Khách sạn Ngôi Sao Sáng – Địa chỉ: 09-10 Lô C, ấp Tân Bình, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành – Điện thoại: 067.3622579
Khách sạn Hồng Yến – Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Voi, TT Cái Tràu Hạ, Châu Thành, Đồng Tháp – ĐT cố định: (067) 3611 822
Nhà nghỉ Ông Thi – Địa chỉ: Ấp 2 TT. Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp – ĐT cố định: (067) 3 827 642
6. Món ngon ở Đồng Tháp
Không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, tìm hiểu lịch sử qua một loạt các di tích như thế, đến đây, chúng ta còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
Hủ tiếu Sa Đéc
Ngoài làng hoa Sa Đéc - món ngon Đồng Tháp nổi tiếng, nơi đây còn có món hủ tiếu được lòng bao khách đến, đi. Hủ tiếu Sa Đéc có nước dùng ngọt thơm xương heo, bánh hủ tiến dai, trắng tươi, mềm mịn.
Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo... được làm kỹ, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa.
Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật đáng đồng tiền bát gạo.
Bánh phồng tôm Sa Giang
Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh
Thịt chuột nướng lu ngon ngọt, cực kỳ thơm. Món này hợp nhất với rau càng cua trộn giấm và cà chua, chấm nước mắm dằm xoài sống, nhâm nhi với rượu thuốc hoặc mật ong.
Nem Lai Vung
Không phải là vùng duy nhất làm nem ở Đồng Tháp, nhưng Lai Vung tự tạo cho nó thành thương hiệu bởi duy trì được nghề nem truyền thống với những “bí kíp” riêng. Làng nghề này đã có trên 60 năm nay và ngày càng nổi tiếng.
Nem Lai Vung - món ngon Đồng Tháp làm từ thịt và bì heo như nhiều nơi khác. Cũng có các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt. Đến nỗi có câu ca dao cứ truyền đi như một niềm tự hào: “Lai Vung là xứ lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Vì thế, xưa kia, nem chỉ được làm khi nhà có tiệc, giỗ, lễ tết, cúng kiếng mà thôi.
Theo thời gian, nem Lai Vung theo chân người ra khỏi Đồng Tháp, đến với nhiều vùng đất và trở thành đặc sản mà ai khi đến đây cũng phải tìm mua để nếm, để làm quà, để lưu luyến vị chua chua, ngọt ngọt, cay nồng đặc trưng của nó.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
Khô cá lóc
7. Mang gì khi đến Đồng Tháp?
+ Áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng khi đến vào mùa nắng. Dụng cụ đi mưa, giày dép chuyên dùng nếu đến vào mùa mưa.
+ Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng cắn.
+ Mang theo các loại thuốc cơ bản.
+ Mang theo lều, túi ngủ, áo khoác nếu muốn cắm trại.
8. Các cung đường thường gặp:
+ Sài Gòn – Hà Tiên – Phú Quốc – Long xuyên – Châu Đốc
+ Bến Tre – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang …