Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà

(Ngày Nay) - Nép mình nơi núi cao, thấp thoáng ẩn hiện trong không gian bốn bề mây phủ, nơi đỉnh trời Fansipan (Lào Cai) hay trên đỉnh Bà Nà được mệnh danh tiên cảnh của Đà Nẵng, những nếp chùa Việt tạc lên non cao một cõi thiền đẹp ảo diệu và kỳ vĩ. Ai đã một lần chắp tay nơi chốn ấy, thì dù đi xa mấy, cũng sẽ mong mỗi năm được trở lại một đôi lần.
Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà

Dáng Việt trên “Nóc nhà Đông Dương”

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 1

Trên đỉnh thiêng Fansipan, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan gồm nhiều công trình kiến trúc tâm linh mang phong cách thuần Việt, được kết nối với nhau trong một tổng thể hài hòa với thiên nhiên hùng vỹ, linh thiêng của đại ngàn Tây Bắc.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 2

Ngự tọa nơi suối nguồn linh khí của dân tộc, những dáng chùa Việt trên nóc nhà Đông Dương thôi thúc các đoàn du khách, Phật tử nối nhau tìm về, không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng Tây Bắc mà còn nhờ nét gần gũi trong không gian kiến trúc truyền thống.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 3

Được dựng hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, mái lợp ngói mũi hài, dáng cong tinh tế, bậc thềm nhỏ hẹp, các đường nét chạm khắc tiết giản tối đa nhưng khỏe khoắn, tinh xảo… mỗi chi tiết kiến trúc trong cụm công trình tâm linh nơi đây như Bích Vân Thiền Tự và Kim Sơn Bảo Thắng Tự đều gợi nhắc về những dáng chùa cổ đời Trần, từ thế kỷ 15, 16.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 4

Khoảng sân lát đá, bậc tam quan, đôi rồng hai bên trên thành bậc, hoa văn hình rồng, hình hoa lá chạm khắc trên lư hương phía trước sân… mỗi công trình trong quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan như những sơn tự đã tồn tại ở nơi này cả trăm năm trước.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 5

Đặt trên trục chính của Bích Vân Thiền Tự, đài gác Đại Hồng Chung còn có tên gọi là Vọng Lĩnh Cao Đài, giúp du khách khai mở nhãn quang, hướng góc nhìn tuyệt đẹp về bình nguyên bao la và đường chân trời xanh thẳm. Công trình cao 35m, gồm 5 tầng, có bố cục thẳng đứng với lầu chuông 8 mái, gợi nhắc những nét kiến trúc điển hình ở các ngôi cổ tự nổi tiếng như Chùa Tây Phương, Chùa Bút Tháp, Chùa Keo…

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 6

Cách không xa Đại Hồng Chung là Đại Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam, cao 21,5m. Công trình được ghép từ những tấm đồng dày 0,5cm trên một khung thép có thể tích 1000m3. Đặc biệt, chủ đầu tư công trình kỳ vĩ này không chọn cách dát vàng mà sơn phủ bề mặt để tượng có gam màu sẫm, tránh sự tương phản với không gian xung quanh. Một lần nữa, tinh hoa mỹ thuật thời Trần được tái hiện rõ trong các đường nét chạm trổ trên mình tượng, chi tiết khuôn dung và những bức phù điêu nổi dưới chân công trình.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 7

Không chỉ thu hút đông đảo du khách, Phật tử thập phương về chiêm bái, cầu an, Đại Tượng Phật linh thiêng còn là điểm khởi đầu của “con đường tâm linh” trên nóc nhà Đông Dương, kết nối Đường La Hán – nơi trưng bày tượng 18 vị La Hán đúc bằng đồng cao tới 2,5m, tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát, bảo tháp 11 tầng và quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự.

Tượng đồng Quan Âm cao 9m, ngự trị trên một tảng đá vươn cao, nằm cuối Đường La Hán, phía trước Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Đây cũng là nơi nhiều du khách chia sẻ những bức hình nổi tiếng ghi lại hiện tượng “Phật phát quang”, là điểm đến linh thiêng, thu hút Phật tử về chiêm bái, cầu bình an cho gia đạo trong mùa Vu Lan năm nay.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 8

Từ tượng đồng Quan Âm, du khách tiếp tục tản bộ lên gần khu vực đỉnh để thăm quan tòa bảo tháp 11 tầng ốp đá sa thạch tuyệt đẹp khai thác từ miền Trung. Công trình nằm trong quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự, cao 20m, kiến trúc kế thừa ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định.

Dạo bước trên non cao, chiêm bái và tận hưởng không gian linh thiêng màu nhiệm, để tiếng kinh cầu thanh lọc tâm hồn và đón nhận nguồn sinh khí mạnh mẽ, dồi dào của trời đất, đỉnh Fansipan không còn đơn thuần là điểm đến thăm quan, vãn cảnh thông thường, mà còn là chốn về, ghi dấu những sự kiện lớn trong năm, trong đời của mỗi người con Việt.

Linh thiêng những nếp chùa trên Núi Chúa

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 9

Nếu như quần thể văn hóa tâm linh Fansipan thu hút kẻ hành hương bởi vẻ đẹp hùng vỹ, thoát tục thì khu tâm linh trên đỉnh Núi Chúa Bà Nà lại khiến du khách thập phương nhớ nhung bởi không gian thiền tịnh xanh mướt và cụm công trình tâm linh linh thiêng.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 10

Đi qua những bậc đá quanh co rợp bóng cây, men theo mùi hương hoa Mộc dịu ngọt, lầu chuông chính là nơi du khách ước muốn được đến nhất mỗi lần trở lại Bà Nà trong sớm mai. Ở nơi này, khách sẽ là người đầu tiên được nhìn thấy bình minh, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi biển mây, ngửi mùi gió mát lành vi vu qua kẽ lá, đưa tiếng chuông cầu ngân xa hơn, vang vọng hơn trong không gian vô ba, tĩnh lặng.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 11

Từ lầu chuông nhìn sang, tòa bảo tháp Linh Phong như phát quang vi diệu khi những tia nắng đầu ngày chiếu rọi. Tòa tháp cao 9 tầng, bốn mặt chạm khắc hình Phật Thích Ca Mâu Ni linh thiêng trên đá trắng. Xung quanh tháp là tượng Tứ Đại Thiên Vương uy phong độ trì trấn giữ. Những chiếc chuông đồng (phong linh) được treo ở bốn góc của mỗi tầng tháp khẽ ngân rung khi gió thổi qua, đánh thức những cảm xúc tích cực trong mỗi người.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 12

Nằm đối diện Linh Phong Bảo Tháp là Nhà Bia - nơi trưng bày bia đá cao tới 1,8m, ghi khắc những tứ thơ ca ngợi cảnh sắc thần tiên trên đỉnh Bà Nà của thiền sư Thích Trí Tịnh- Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 13

Trung tâm của khu tâm linh trên đỉnh Bà Nà là nơi tọa lạc Linh Phong Thiền Tự, công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa Việt miền Bắc, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Khoảng sân rộng chính giữa với hai bên hành lang tả vu, hữu vu trưng bày 18 vị La Hán được tạo tác kỳ công bằng đá nguyên khối.

Cận cảnh những nếp chùa Việt đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan và Bà Nà ảnh 14

Đón du khách ở cuối hành trình, Trú Vũ trà quán như món quà quý giá mà Núi Chúa trân trọng dành tặng những du khách phương xa. Ở không gian thiền tịnh này, nhấp một ngụm trà hoa, lắng mình trong âm nhạc thiền tịnh, cảm nhận chất thiền lan tỏa, thư thái, tĩnh tại.

Tới Bà Nà, nhiều người vẫn quen với một Sun World Ba Na Hills rộn ràng vui chơi, lễ hội mà quên mất, trên đỉnh cao 1487m ấy, cụm công trình tâm linh linh thiêng xứng đáng là điểm dừng chân chiêm bái nhiều lần trong đời.

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.