Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 16/4 tại Khu Liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường phía Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Cơ chế chính sách sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường”.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành (ngồi giữa), Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc (bên phải), ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (bên trái) chủ trì Hội thảo
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành (ngồi giữa), Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc (bên phải), ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (bên trái) chủ trì Hội thảo

Hội thảo đã cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác về nhựa phân hủy sinh học trong bối cảnh nhiều sản phẩm tự gắn nhãn mác bao bì tự hủy thân thiện với môi trường đang được tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường với chất lượng chưa đảm bảo; đồng thời tạo diễn đàn đối thoại, trao đổi các vấn đề về cơ chế chính sách, xu hướng thị trường, tác động của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi và bối cảnh kinh tế dưới tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học và các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý các sản phẩm này trong thời gian tới.

Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc, các bộ Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, đại diện ngành môi trường các Viện, Trường Đại học; đại diện các Hội, Hiệp hội ngành nhựa và các đơn vị Đoàn thể tại thành phố Hồ Chí Minh, cùng hơn 100 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ bao bì nhựa phân hủy sinh học.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam khi đề xuất phối hợp tổ chức Hội thảo vô cùng ý nghĩa này. Hội thảo này với mục đích trao đổi, thảo luận những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, công nghệ, nguyên liệu để sản xuất nhựa phân hủy sinh học nói riêng và các hoạt động tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa nói chung.

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc Hội thảo

Thứ trưởng Lê Công Thành cũng cho biết: “Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia đang phải gánh chịu nhiều hệ quả từ chất thải nhựa nhất trên thế giới, đặc biệt là chất thải nhựa đại dương.

Trước tác hại của rác thải nhựa, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hoạt động tái chế chất thải nhựa, trong đó, hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh mới, nhất là những mô hình sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường, từ sản phẩm tái chế tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, với những chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế đất đai, đầu tư công nghệ tái chế, sử dụng nguyên liệu nội địa. Cụ thể, Bộ TN&MT đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg năm 2020 về “Tăng cường, quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa”, theo đó đã đưa nhiều chỉ tiêu và biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, thực hiện tuần hoàn tài nguyên. Mới đây nhất, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã quy định nhiều chính sách mới để tăng cường quản lý chất thải nhựa, chất thải nhựa đại dương và quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trong việc thu hồi, tái chế sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc.

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận về Chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với nhựa tự hủy, Góc nhìn của nhà khoa học về Nhựa tự hủy, Các vấn đề của thị trường nhựa tự phân hủy do đại diện doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sử và đại diện Đoàn thể đang thực hiện công tác tuyên truyền về giảm rác thải nhựa như Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Bến Tre.

Nội dung thảo luận được nhiều đại biểu là các nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm xoay quanh giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, của doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm nhựa tự hủy, các vấn đề về môi trường liên quan đến chất lượng và vòng đời sản phẩm, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước và sự quan tâm của cộng đồng…

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì tự phân hủy sinh học, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam TS. Nguyễn Linh Ngọc kiến nghị: Điều chỉnh thông tư 07/2012/TT-BTNMT ngày 04/7/2012 sao cho phù hợp với thực tiễn; Đề nghị Bộ TN&MT xem xét cấp giấy chứng nhận nhựa thân thiện với môi trường, xây dựng các phòng thí nghiệm trong nước để test sản phẩm giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp; Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân hiểu được tác dụng to lớn của nhựa sinh học vì một môi trường xanh, sạch đẹp.

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học ảnh 2

Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại Hội thảo

Trong bối cảnh dân số gia tăng, kinh tế xã hội phát triển theo hướng thương mại hóa, dịch vụ hóa đã làm phát sinh lượng chất thải rắn vô cùng lớn, đặc biệt là rác thải nhựa gây nhiều áp lực cho môi trường và cuộc sống. Kết quả hội thảo đã góp phần tích cực tăng cường công tác tuyên truyền, công tác quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học đúng chất lượng nhằm giảm rác thải nhựa nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
(Ngày Nay) - Chụp ảnh không chỉ là sở thích cá nhân của NSƯT Chiều Xuân mà còn là cách để chị lưu giữ ký ức về một Hà Nội đang biến đổi nhanh chóng. Đối với nữ nghệ sĩ, nhiếp ảnh trở thành phương tiện để bảo tồn các không gian tinh thần của Hà Nội, nơi chị sinh ra, gắn bó và dành trọn tình yêu.
Ảnh: Kellie French/The Guardian
Mối nguy hại từ giường tắm nắng
(Ngày Nay) - Giường tắm nắng không giúp sản xuất vitamin D và không thay thế được điều trị y tế cho các vấn đề về da như nhiều người lầm tưởng. 
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
(Ngày Nay) - Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) sở hữu “ông lớn” thời trang bình dân Uniqlo được dự báo sẽ đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp lợi nhuận đạt kỷ lục. Thành công này đến từ việc thương hiệu Uniqlo ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường phương Tây và sự hồi phục hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang (phải) và ông Ly Thuch, Bộ trưởng cấp cao, Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan Bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân Campuchia, Chủ tịch Hội nghị kiểm điểm lần thứ năm Công ước quốc tế về cấm mìn sát thương tại buổi gặp. Ảnh: Quang Huy/PV TTXVN tại Hoa Kỳ
Các đối tác đánh giá cao Việt Nam trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả bom mìn
(Ngày Nay) - Ngày 8/10, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã có cuộc gặp làm việc với Ông Ly Thuch, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan Bom mìn và Hỗ trợ nạn nhân Campuchia, Chủ tịch Hội nghị kiểm điểm lần thứ năm Công ước quốc tế về cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa) cùng đại diện đến từ Đơn vị hỗ trợ thực hiện Công ước và một số đối tác liên quan.
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
(Ngày Nay) - Tháng 10 này, công chúng Thủ đô có thể bước vào thế giới nghệ thuật đầy mê hoặc của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc qua triển lãm cá nhân "Cây Quân Tử" dưới sự giám tuyển của Nguyễn Hải Nam. Triển lãm mang đến 15 bức tranh khổ lớn và hai tác phẩm điêu khắc gốm độc đáo, là thành quả của hơn ba năm sáng tạo miệt mài kể từ triển lãm đầu tiên của Phúc tại Mơ Art Space.
Mặt trăng nhìn từ Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khai thác Mặt Trăng: Từ ý tưởng đến thực tế
(Ngày Nay) - Mặc dù tiềm năng kinh tế là rõ ràng, khai thác Mặt Trăng cũng đối mặt với thách thức công nghệ, chi phí khổng lồ, và các vấn đề pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các công nghệ và tinh thần hợp tác quốc tế có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.