Cần có những giải pháp đột phá về phát triển văn hóa, con người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh điều này tại buổi khảo sát thực tế đối với TPHCM của Đoàn Cán bộ nhóm 3 - Ban Chỉ đạo Tổng kết Trung ương một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc 40 năm đổi mới đất nước trong lĩnh vực văn hóa-xã hội và con người, diễn ra sáng 16/10.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa kết luận buổi khảo sát. Ảnh: VGP/Vũ Phong.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa kết luận buổi khảo sát. Ảnh: VGP/Vũ Phong.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhận định, buổi khảo sát đã làm rõ thêm một bước về sự phát triển nhận thức của Đảng bộ TPHCM trong phát triển văn hóa-xã hội và xây dựng con người Việt Nam từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là trong 10 năm gần đây.

Đồng thời, đặt ra dự báo bối cảnh mới về phương hướng, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045; có kiến nghị và đề xuất giải pháp đột phá nhằm phát triển văn hóa-xã hội và con người Thành phố và đất nước.

Nhiều ý kiến đã phân tích làm rõ hơn về thực trạng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa-xã hội và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới trên địa bàn Thành phố, nhất là những thành tựu nổi bật và cách làm sáng tạo của Thành phố.

Trên cơ sở đánh giá chung về đường lối phát triển văn hóa-xã hội và con người, dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế và những vấn đề đặt ra, TPHCM đã mạnh dạn đề xuất một số quan điểm đổi mới, có định hướng giải pháp.

Khẳng định phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người là chủ trương lớn, thống nhất, xuyên suốt của Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn sau cuộc làm việc, đoàn khảo sát và TPHCM tiếp tục nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ để không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa-xã hội và con người trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

"Chúng ta cùng nhau suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất, hiến kế những giải pháp mang tính đột phá về văn hóa-xã hội và con người, không chỉ áp dụng cho TPHCM mà còn cho cả nước", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

TPHCM có sự chuyển động mạnh mẽ về nhận thức, tư duy

Trước đó, phát biểu tại buổi khảo sát, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, phía sau những con số, kết quả mà TPHCM đạt được trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, con người là một quá trình chuyển động mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, mạnh dạn sáng tạo, đi đầu của Thành phố trong từng giai đoạn phát triển của đất nước cũng như quá trình đổi mới về quan điểm, lý luận, tư tưởng của Đảng.

Với bối cảnh, điều kiện khác biệt về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực…, Thành phố cũng là nơi thử nghiệm những cơ chế, chính sách đột phá, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn phát triển.

"Từ thực tiễn đổi mới, Thành phố cần tiếp tục đánh giá, đúc rút thành bài học kinh nghiệm, lý luận cho cả nước, đồng thời đề xuất những chính sách, tầm nhìn đột phá cho riêng Thành phố", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Thành phố cần chú trọng tổng kết các nội dung về chính sách xã hội trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh có nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mặt trái của kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng bất cập…

"Chúng ta cần tiếp cận chính sách xã hội theo hướng tổng thể, bao trùm, gắn với định hướng, lý luận về phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh", Phó Thủ tướng gợi mở và đề nghị Thành phố tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về nội hàm, khái niệm, các công cụ chính sách xã hội.

Gìn giữ và phát huy cốt cách, bản sắc của con người TPHCM

Tại buổi khảo sát, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ, thành tựu 40 năm qua của Thành phố không thể kể hết, trong đó nổi bật là thành tựu về văn hóa, giáo dục, KH&CN, chăm sóc sức khỏe nhân dân; nhưng cũng phải thừa nhận rằng, thành tựu chưa ngang tầm với phát triển kinh tế. Đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa-xã hội và con người chưa tương xứng và thiếu đồng bộ.

Cũng theo Bí thư Thành ủy, suốt 40 năm qua, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã viết về văn hóa, con người TPHCM. Đây là một kho tàng quý giá và đồ sộ. Vì vậy, ngoài việc tổng kết công tác quản lý, các cơ quan cần tìm đọc, nghiên cứu thêm những tài liệu này để hiểu sâu sắc hơn hệ giá trị văn hóa xuyên suốt chặng đường phát triển của Thành phố.

Ông Nên cũng khẳng định, TPHCM luôn xây dựng văn hóa-con người Thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, hội nhập quốc tế, giữ được cốt cách, bản sắc vốn có của vùng đất Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn-TPHCM.

Vấn đề đặt ra, theo Bí thư Thành ủy TPHCM, là phải đổi mới tư duy quản lý văn hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách cho phù hợp.

"Thành phố đang ra sức tập trung xây dựng môi trường văn hóa đi đôi với giáo dục công dân, xem đây là điều cốt lõi để hình thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Xây dựng môi trường bình đẳng, công bằng, nhân ái để mọi người tự hào là người dân Thành phố", người đứng đầu Thành ủy TPHCM khẳng định.

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.