Cần phải có thương hiệu du lịch chung cho vùng

Mặc dù có tiềm năng, song thực tế hiệu quả phát triển du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa tương xứng. Cần phải có thương hiệu du lịch chung cho vùng là giải pháp để giúp cho du lịch khu vực này “cất cánh” trong thời gian tới. 
Đại diện TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL kí kết hợp tác phát triển du lịch trong ngày 14/12
Đại diện TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL kí kết hợp tác phát triển du lịch trong ngày 14/12

Ngày 14/12, tại TP Bạc Liêu, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) về liên kết hợp tác phát triển du lịch lần II năm 2019 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối phát triển du lịch liên vùng.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đại diện lãnh đạo của 12 tỉnh, thành ĐBSCL.

Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đều cho rằng, mặc dù có tiềm năng rất phong phú, nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng ĐBSCL phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu các trung tâm và điểm đến du lịch có tính đặc trưng cao, đẳng cấp chất lượng quốc tế, sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho rằng, để triển du lịch một cách bền vững, các địa phương cần tăng cường đầu tư trong chương trình liên kết, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đầu tư vào du lịch vùng ĐBSCL.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, các địa phương cần hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lắp nhau.

Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Vietravel cho rằng, các địa phương cần xây dựng một thương hiệu du lịch chung đồng thời, phải kêu gọi người dân, nhất là các doanh nghiệp cùng tham gia liên kết, phát triển, tạo nên các sản phẩm ấn tượng. ĐBSCL cũng có ẩm thực phong phú, ông Kỳ cho rằng, du lịch cần đẩy mạnh nhiều hoạt động ẩm thực và thể thao để tạo sự kiện, điểm nhấn thu hút du khách hằng năm.

Về phía TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và liên ngành, do đó sự thiếu đồng bộ và phối hợp trong đầu tư về kết nối giao thông, hạ tầng, kinh tế, nguồn nhân lực đã tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển của ngành. Việc liên kết phát triển trong du lịch cần được nhận diện là một trong những đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các tỉnh, thành ĐBSCL cũng như TP Hồ Chí Minh.

Cũng đồng tình với ý kiến của các địa phương, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng cần hình thành nên một thương hiệu du lịch chung toàn vùng và tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách đến khu vực; đặt mục tiêu tăng chi tiêu bình quân và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, mỗi địa phương có một lợi thế riêng do đó, cần liên kết sản phẩm du lịch trong kế hoạch xây dựng chương trình du lịch cụ thể, xây dựng một thương hiệu chung đồng thời có giải pháp để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Cần kêu gọi những tập đoàn du lịch lớn tham gia để tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn, có sự gắn kết hơn giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở mức phù hợp để phát triển du lịch địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng đánh giá cao sự chủ động, tích cực của TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng ĐBSCL đã khẩn trương cụ thể hóa kết quả Hội nghị lần thứ nhất tại TP Hồ Chí Minh vừa qua. Thứ trưởng Lê Quang Tùng cho rằng trên cơ sở thỏa thuận, TP Hồ Chí Minh và các địa phương cần xây dựng kế hoạch liên kết hợp tác cụ thể cho 6 nội dung hợp tác đã xác định, từ đó đề ra kế hoạch liên kết hợp tác hằng năm. Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường quản lý điểm đến, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Được biết, 6 nhóm nội dung công tác trọng tâm trong Kế hoạch hành động năm 2020, bao gồm: Xác lập cơ chế điều hành của Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; Thực hiện các hoạt động để phát triển sản phẩm du lịch của vùng và của từng địa phương; Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch vùng; Đẩy mạnh xúc tiến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng; Công tác kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Tại hội nghị cũng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2020-2025.

Năm 2018, lượng du khách đến ĐBSCL đạt 40 triệu lượt, tăng 17%; trong đó du khách quốc tế đến ĐBSCL đạt 3,7 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2017 và tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt 24 tỷ đồng. Riêng 10 tháng của năm 2019, tổng lượng khách cả vùng ĐBSCL đạt 32 triệu lượt, trong đó có 5,5 triệu khách quốc tế.

Theo ĐCSVN
Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.